Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trade Marketing

Price drop

Price drop thường thấy ở các siêu thị Mỹ, là thuật ngữ dùng để miêu tả việc giảm giá một sản phẩm. Tác dụng của nó giống như sales, nhưng thời hạn là vĩnh viễn. Về mặt tâm lý, khi dán tag sales off lên sản phẩm, người tiêu dùng sẽ có tâm lý thúc đẩy mua hàng mạnh hơn so với price drop, do việc mua hàng chỉ có tính thời điểm; còn khi có price drop, khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào để mua, miễn là còn sản phẩm trên giá.

Sale off

Sale off là thuật ngữ chính xác nhất để diễn tả việc giảm giá trong một thời gian ngắn nhằm thúc đẩy doanh số bán. Sales off thường có tính mùa vụ, ví dụ ở VN là dịp trước Tết nguyên đán, hoặc ở Mỹ là Black Friday. Lưu ý là việc giảm giá của sales là có tính thời điểm.

Mark down và Mark-up

Mark down được hiểu là giảm giá (tương tự price drop), nhưng sử dụng trong bối cảnh khác. Mark-down là thuật ngữ ngược nghĩa với mark-up. Trong mark-up, chi phí thường là cơ sở tính toán, nhà sản xuất/người bán sau đó lấy 1 mức lợi nhuận mong muốn gọi là mark-up cộng vào giá và bán cho khách hàng (ví dụ, chi phí sản xuất là 10.000đ, mức mark-up là 25% thì giá bán là 12.500 đồng). Mark-down thì GIÁ là cơ sở tính toán (ví dụ, giá bán cũ là 20.000 đồng, 20% mark-down tương đương với giá mới là 16000đ). Thuật ngữ này thường sử dụng trong sách vở và bài báo, chứ không phải trong các cửa hàng/cửa hiệu.

Clearance

Clearance giống price drop ở chỗ việc giảm giá là vĩnh viễn (tới khi hết hàng), khác ở mức độ giảm giá. Clearance thường có mức độ giảm giá rất mạnh, và ở Meijer, một khi sản phẩm đã dán clearance, thường sẽ không ở trên giá lâu. Ví dụ, mức giá clearance có thể giảm đến 90%.

Rebation

Rebation là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều ở nước ngoài, nhưng dường như lại tương đối mới ở Việt Nam. Trong khi các khoản giảm giá ở trên thường được tính bằng % giá sản phẩm (kèm số tiền được giảm), rebation không quan tâm đến %. Rebation là việc cho người mua một số tiền nhất định nếu họ mua sản phẩm. Hiệu quả của nó giống như sales, nhưng có tác động tâm lý khác lên người tiêu dùng. Trong sales, người tiêu dùng mua được sản phẩm với mức giá rẻ hơn bình thường. Trong rebation, người tiêu dùng mua sản phẩm đúng giá, nhưng sau đó được nhận tiền từ người bán/nhà sản xuất. Ví dụ: mua máy Apple trị giá $1200, nhận quà tặng hoặc tiền trị giá $200. Đối tượng hướng tới là cái người tiêu dùng nhận được sau khi mua hàng, chứ không phải khoản tiền BỚT ĐI khi mua sản phẩm.

Consumption Occasion

Mục tiêu của Consumer marketing là làm thế nào tạo ra nhiều Consumption Occasion (cơ hội tiêu dùng), tạo ra ước muốn tiêu dùng sản phẩm và khi có nhu cầu, họ sẽ có xu hướng thích lựa chọn sản phẩm của mình, còn tất cả những hoạt động còn lại để tạo ra việc mua bán và việc của shopper marketing . Hay nói đơn giản, tất cả những hoạt động tác động đến việc thúc đẩy hành vi mua một sản phẩm, đó chính là shopper marketing. Vậy  Consumption Occasion (cơ hội tiêu dùng) được hiểu đơn giản là những hoạt động tại điểm bán tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu và kích thích họ có hành vi mua hàng. Và tại thời điểm khách có nhu cầu MUA thì thương hiệu xuất hiện và “chào mời” họ bằng những chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Digital Trade Marketing

Các thương hiệu đang đầu tư nhiều hơn vào việc tiếp cận người tiêu dùng qua các kênh online, trong khi đó các nhà bán lẻ lại nắm quyền quyết định tới các khoảnh khắc mua hàng của người tiêu dùng. Bằng việc cùng nhau kết hợp trong một hành trình khách hàng thống nhất, cả 2 sẽ giúp tăng khả năng bán hàng và doanh số. Từ đó khái niệm Digital Trade Marketing ra đời. Đây là cơ hội để các thương hiệu và các các nhà bán lẻ bắt tay cùng nhau nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp thị tại điểm kết thúc của trong hành trình người tiêu dùng và nắm bắt những khoảnh khắc mua hàng tại điểm bán hàng. Các thương hiệu đã và đang bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào Digital Trade Marketing và có vẻ như tất cả mới chỉ là bắt đầu. Theo thống kê tổng chi phí dành cho các hoạt động Digital Trade Marketing trong quý 2 năm 2015 vào khoảng 158 tỷ Euro và con số này đang tiếp tục tăng lên không ngừng.

Cash discount

Cash discount – Giảm giá vì trả tiền mặt: là hình thức giảm giá trực tiếp trên đơn hàng vì khách hàng chọn hình thức thanh toán là tiền mặt. Một cách huy động tiền mặt tức thời.

Channel level

Channel level – Cấp kênh: đây là hình thức phân loại các kênh phân phối từ đó dễ dàng trong việc quản trị và định giá bán cũng như xác định khách hàng mục tiêu / chương trình thúc đẩy bán hàng phù hợp.

Seasonal discount

Seasonal discount – Giảm giá theo mùa: là chương trình giảm giá vào những ngày cuối mùa để “giải phỏng” hàng hóa bị tồn đọng, tránh để ứ đọng sang mùa sau. Thường tùy vào địa lý hoặc giá trị sử dụng mà các thương hiệu / công ty phân loại ra từng mùa khác nhau. Ví dụ: Thời trang theo 04 mùa: Xuân Hạ Thu Đông Hàng gia dụng nhỏ (SDA): chỉ có 02 mùa Mưa – Nắng hoặc Lạnh – Nóng. Miền Bắc thì 04 mùa: Xuân Hạ Thu Đông Miền Nam chỉ có 02 mùa Mưa Nắng.

Sales Concept

Sales Concept  là một khái niệm hay một ý tưởng mà đặt trọng tâm vào việc bán hàng hoá và dịch vụ và không phải là nhu cầu cơ bản hoặc muốn, và nó không thực sự quan trọng cho dù các sản phẩm thực sự cần thiết của khách hàng hay không . Trọng tâm là bán hàng (lợi nhuận ) đầu tiên và sau đó cho tiếp thị.

Push Strategy

Push Strategy – Chiến lược (tiếp thị đẩy): Đây là chiến lược chú trọng vào việc “đẩy” hàng từ nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ đến các cấp trung gian, chú trọng việc phân phối sỉ, các cấp trung gian hay người bán. Khi hàng hóa tại kho các cấp trung gian đầy ắp, ắt họ sẽ tìm cách đẩy hàng đến cấp trung gian tiếp theo hoặc đến tay người tiêu dùng. Bởi các cấp trung gian này luôn muốn bán được nhiều hàng để hưởng lợi càng nhiều và mau chóng giải phóng kho bãi. Vậy nhà sản xuất hay nhà cung cấp dịch vụ bằng cách nào để có thể đẩy hàng đến các cấp trung gian hiệu quả? Thông thường nhà sản xuất bán hàng có chiết khấu cho đại lý qua nhiều hình thức: ký gửi hàng, thanh toán 100% hay thanh toán nhiều đợt, gối đầu sản phẩm… Để thuyết phục được đại lý bán hàng cho mình, nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ luôn có sẵn một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp như: hỗ trợ bán hàng, giám sát, quản lý khu vực… Các cấp nhân viên này đều được công ty cung cấp các kiến thức về sản phẩm, huấn luyện kỹ năng bán

Intensive distribution

Intensive distribution – Phân phối đại trà: là một một chiến lược xây dựng kênh phân phối , theo đó một công ty bán hàng thông qua càng nhiều cửa hàng càng tốt , vì vậy mà người tiêu dùng gặp phải các sản phẩm hầu như ở khắp mọi nơi, như: siêu thị, tiệm tạp hóa lớn/nhỏ, trạm xăng, cửa hàng tiện lợi, gánh hàng rong…. 

Exclusive distribution

Exclusive distribution – phân phối độc quyền: Phân phối độc quyền diễn ra khi một nhà cung cấp độc quyền phân phối của việc bán một loại hàng hoá, dịch vụ hợp đồng trong một lãnh thổ, hoặc cho một nhóm cụ thể của khách hàng. Trong giao thương, các nhà phân phối thường sẽ đồng ý bán hàng hóa hoặc dịch vụ của các nhà cung cấp đối thủ cạnh tranh.

Coverage

Coverage – Độ phủ sản phẩm trên thị trường: Mức độ che phủ của thương hiệu / sản phẩm tại kênh phân phối, trưng bày hàng hóa tại điểm bán hàng

Distribution channel

Distribution channel – Kênh phân phối:  là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng. Những chủ thể chính trong kênh phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Nếu kênh phân phối chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các đối tượng trung gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu có các đối tượng trung gian khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp.

Allowance và Promotional allowance

Allowance – chiết khấu: Nhà sản xuất trả 1 số tiền cho các nhà bán lẻ để họ chấp nhận nhập hàng của nhà sản xuất, cũng như là hỗ trợ việc quảng bá. Allowance là khoản tiền mà người bán đưa cho người mua nhằm khuyến khích hành vi nào đó. “Trade-in allowance” là khoản tiền người bán trả cho người mua nhằm khuyến khích người mua đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới (ví dụ, mang xe ô-tô cũ đến sẽ được nhận $2000, trừ vào giá mua của ô-tô mới). “ Promotional allowance ” là khoản tiền mà nhà phân phối nhận được từ người sản xuất để tham gia vào các chương trình bán hàng và xúc tiến bán sản phẩm của họ. Các bạn đi công tác có thể nhận allowance cho các khoản ăn, ở, đi lại, ect. (là việc doanh nghiệp khuyến khích & tạo điều kiện cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ).

Discount

Discount – Giảm giá: Giảm giá trên hóa đơn mua hàng. Trên thực tế có nhiều hình thức discount như: Cash discount (giảm giá khi thanh toán bằng tiền mặt) Quantity discount (giảm giá cho đơn hàng số lượng lớn) Functional discount (giảm giá cho người mua hàng là nhân viên doanh nghiệp hoặc các thành viên trong kênh phân phối) Seasonal discount (giảm giá theo mùa, lễ hội, sự kiện)… Discount còn có nghĩa chiết khấu trong Trade Marketing. Có 3 loại chiết khấu cơ bản, “trade discount” được sử dụng trong chuỗi phân phối. Khi nhà sản xuất muốn khuyến khích siêu thị bán sản phẩm cho mình chẳng hạn, họ có thể tăng mức discount cho siêu thị từ 10% lên 15% giá sản phẩm. “Quantity discount” là chiết khấu cho người mua số lượng lớn (ví dụ mua 10 tặng 1);“Seasonal discount” là chiết khấu có tính thời điểm, thường là mua hàng ngoài mùa vụ, ví dụ giá khách sạn vào mùa đông. Sử dụng discount cho việc giảm giá vào đầu năm, do đó, là quá rộng và không “trúng đích”.