Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Wordpress

Tối ưu tốc độ tải Wordpress Website với Google Speed Test

  Tối ưu tốc độ tải Wordpress Website với Google Speed Test Tháng Tám 25, 2021 chat_bubble_outline 0 comment(s) Nếu các bạn đang dành thời gian, ngân sách, công sức cho việc triển khai SEO thì sẽ thấu hiểu điều này: bên cạnh những yếu tố xếp hạng điển hình như số lượng – chất lượng backlink, nội dung, tiêu đề, mô tả, tuổi domain, page rank,.. thì yếu tố cơ bản quan trọng nhất là tốc độ tải website . Dưới đây là một số chia sẻ về việc Tối ưu tốc độ tải WordPress Website với Google Speed Test. 1. Tốc độ tải Website chậm ảnh hưởng đến kết quả SEO trên công cụ tìm kiếm Google ? Website có tốc độ tải nội dung chậm thì suy ra trải nghiệm trang đích của người sử dụng cũng sẽ thấp, đồng nghĩa với việc Google hoàn toàn cảm thấy hợp lý khi cho trang của bạn xuống hạng để ưu tiên trang có trải nghiệm tải nhanh hơn, đơn giản là Google muốn chọn ra trong hàng triệu website có trải nghiệm

Một số thủ thuật tối ưu SEO trên website Wordpress

  Một số thủ thuật tối ưu SEO trên website Wordpress Tháng Tám 18, 2021 chat_bubble_outline 0 comment(s) Ngày nay, việc sở hữu 01 website đối với cá nhân hay doanh nghiệp như là điều tất yếu trong việc phát triển kinh doanh ở kỷ nguyên 4.0 này, và WordPress là 01 lựa chọn tối ưu với ngân sách cũng như đơn giản hóa việc vận hành sử dụng về sau. Tuy nhiên, bạn đã bỏ tiền xây dựng website như là một cửa hàng hoặc là nơi bạn muốn càng nhiều người vào càng tốt ( traffic s), thì việc viết nội dung như thế nào để tối ưu SEO để người dùng search google là có thể tiếp cận website của bạn là điều quan trọng nhất. Nếu bạn chưa biết SEO là gì ? đừng ngại xem tại link này: Search Engine Optimization viết tắt SEO Nếu bạn chưa có website thì xem bài này để tiết kiệm chi phí tốt nhất khi triển khai website WordPress: Chia sẻ cách mua domain và hosting giá rẻ nhất từ inet Qua bài viết này,

Chuyển đổi dữ liệu từ website wordpress A sang website wordpress B

Hiện tại do nhu cầu phát triển ngày càng cao, việc bạn có nhiều website là điều hết sức dễ dàng, Domain & Hosting giá quá tốt, website nền tảng wordpress quá phổ biến hầu như bạn search Google là ra hàng trăm bài viết hoặc video hướng dẫn thực thi từ A đến Z. Tham khảo thêm bài viết: Chia sẻ cách mua domain và hosting giá rẻ nhất từ inet Tuy nhiên với việc chuyển đổi dữ liệu bài viết, danh mục, thẻ tag… từ website cũ chuyển đổi qua website mới không phải ai cũng biết và thực thi thành thạo, qua bài viết này Thinkdigital sẽ hướng dẫn các bạn cách thao tác chi tiết chuyển đổi dữ liệu từ website wordpress A sang website wordpress B, việc này diễn ra trên chính case thực tế mình gặp phải <Chuyển đổi dữ liệu từ website www.thuatngumarketing.com sang website www.thinkdigital.vn >. Nào chúng ta cùng đi vào chi tiết! Bước 1: Lựa chọn và xuất dữ liệu từ website A (case thực tế là www.thuatngumarketing.com) Truy cập vào wp-admin của website www.thuatngumarketing.com, nhìn vào cột bên

Advanced Custom Field viết tắt ACF

Advanced Custom Field viết tắt ACF: là một plugin mà rất nhiều lập trình viên WordPress trên thế giới đã và đang khuyên dùng vì nó sẽ rút ngắn thời gian bạn tạo meta box chỉ với vài cú click, thậm chí khâu gọi giá trị custom field của nó để hiển thị ra ngoài giao diện website cũng rất nhanh vì hầu như chúng ta chỉ sử dụng một hàm duy nhất mà plugin này hỗ trợ sẵn. Không cần biết trình độ WordPress của bạn là như thế nào, chỉ cần biết sử dụng WordPress căn bản, một xíu PHP cơ bản là bạn có thể sử dụng plugin này như một chuyên gia. Đó là vì sao mình lại hướng dẫn cụ thể cho plugin này. Hơn thế nữa, dù là plugin nhưng ACF có hỗ trợ bạn export (truy xuất) các field mà bạn đã tạo ra thành code riêng, sau đó bạn có thể dễ dàng nhúng nó vào bất cứ dự án nào. Hiện tại đây là plugin chuyên về Custom Field tốt nhất và có nhiều addon nhất nên bạn sẽ thấy choáng ngộp với số lượng các addon của nó, đủ để bạn làm bất cứ điều gì liên quan đến custom field. Để xem các addon các bạn có thể vào đâ

Meta Box

Meta Bo x là một bộ công cụ mạnh mẽ, chuyên nghiệp dành cho các nhà phát triển để tạo và xử lý mọi thứ liên quan đến hộp meta tùy chỉnh và các trường tùy chỉnh trên website WordPress. Plugin cung cấp một loạt các loại trường và rất nhiều tùy chọn cho mỗi loại trường, cho phép bạn không giới hạn khả năng kiểm soát và tuỳ chỉnh các trường tùy chỉnh. Với các phần mở rộng, bạn có thể dễ dàng xây dựng các hộp meta không chỉ cho các loại bài đăng tùy chỉnh (mặc định) mà còn cho trang cài đặt, meta người dùng, meta hạn. Bạn cũng có thể hiển thị các trường theo cách bạn muốn với các cột, tab hoặc nhóm. Trong WordPress meta box là một khung nhập liệu và các giá trị nhập vào bên trong nó có thể là các custom meta data (dữ liệu vĩ mô – hay còn gọi là custom post field), các dữ liệu này là một loại dữ liệu khác được thêm vào bài viết ngoài các dữ liệu chính như nội dung, title, categories, tags, … Nói tóm lại nó chính là các khung nhập liệu và các giá trị mà bạn nhập vào chính là các dữ liệu được

CM Tooltip Glossary

CM Tooltip Glossary là một plugin s của wordpress giúp khách có thể dễ dàng hiểu bài viết của bạn hơn bằng cách giải thích thuật ngữ trên wordpress khi người dùng hover chuột qua thuật ngữ đó.

Widget trong WordPress

Widget trong WordPress được hiểu là một khung hiển thị một nội dung đặc biệt được thiết lập riêng cho nó, sẽ được hiển thị trên Sidebar của theme . Cách sử dụng là truy cập vào Appearance -> Widgets. Mặc định mỗi website WordPress đều có những widget mặc định đặc trưng của WordPress như Recent Posts (để hiển thị các post mới nhất), Recent Comments (hiển thị các bình luận mới nhất), Meta (các liên kết quản trị), Archive (mục lưu trữ theo ngày tháng năm của post),…. Widget sẽ được thêm vào khi bạn cài các plugin có hỗ trợ tạo thêm widget, nó cũng có thể được thêm vào nếu theme của bạn đang sử dụng có hỗ trợ một số widget nhất định hoặc bạn cũng có thể tự tạo widget với các kiến thức lập trình PHP căn bản.

Theme Options

Theme Options là từ gọi chung của tính năng bảng điều khiển tùy chỉnh trong các theme, nhất là những theme trả phí để hỗ trợ người dùng tùy chỉnh theme mình tốt hơn. Các Theme Options có thể được hiển thị trực tiếp trên Dashboard hoặc sẽ được lồng vào khu vực Appearance có trên Dashboard của WordPress.

Theme

Theme là giao diện của website wordpress , có thể cài đặt nhiều theme nhưng trong 1 thời điểm chỉ sử dụng duy nhất một theme. Theme của wordpress nằm trong thư mục wp-content/themes.

Slug

Khi bạn cấu hình permalink cho website của mình, và url bài viết của bạn sau đó có dạng: http://www.thuatngumarketing.com/digital-marketing/production/  sẽ là slug , như vậy, trong một danh mục, tag s, các bài viết không thể có slug giống nhau. Như vậy, phần cuối cùng trong link sẽ là slug, tương tự như category và tag s, các bạn có thể dễ dàng thay đổi các slug này. Tất nhiên là category sẽ không thể có slug giống nhau. Tóm lại, cùng cấp, cùng chuyên mục, cùng tags thì không thể có slug giống nhau.

Sidebar

Sidebar là là thanh nội dung đặt bên cạnh nội dung chính phía bên trái hoặc phải, và thường có chiều rộng nhỏ hơn nội dung chính. Thông thường các widget sẽ được đặt trên sidebar.

Shortcode

Shortcode là một mã code đặt biệt thay thế một nội dung mà bạn đã định sẵn trong lúc tạo Shortcode. Nếu bạn đã từng nhúng một bộ sưu tập (gallery) vào bài viết WordPress trên blog Bạn sẽ nhìn thấy nó được tạo ra bằng 1 đoạn code ngắn. Một shortcode trông giống như một thẻ HTML , nhưng kèm theo dấu ngoặc vuông thay vì dấu ngoặc nhọn. Mã này được thay thế bằng một số mã khác khi trang được thực sự được nạp trong một trình duyệt web. Điều thực sự rất hữu và WordPress cho phép bạn tạo shortcodes riêng của bạn để hiển thị bất cứ điều gì. Bạn có thể sử dụng nó để xuất một video Youtube, xuất box liên hệ.. hoặc xây dựng bất cứ điều gì nếu bạn muốn.

Post trong wordpress

Post là là một trong 5 post type mặc định của WordPress . Tính năng này sẽ giúp người dùng nhập nội dung vào và đăng lên website – bài viết. Post có hai taxonomy chính để phân loại đó là Category (danh mục, chuyên mục) và Tag (thẻ) để phân loại từng bài post ra các thể loại thích hợp.

Pingback

Pingback là một chức năng dùng để gửi một thông báo đến tác giả của bài viết mà bạn đã gắn liên kết vào bài của họ trên bài viết của bạn. Chức năng này hiện tại được dùng trong các mã nguồn CMS như WordPress , Movable, Joomla, Drupal,…

Parent theme

Parent theme : Nếu trang wordpres s của bạn sử dụng child theme thì chắc chắn phải có parent theme, điều này chỉ sự phân cấp theme nếu có. Như vậy parent theme sẽ sở hữu các thuộc tính, cấu hình để child theme có thể kế thừa.

Page trong Wordpress

Page là một một post type mặc định của WordPress tên là Page. Đây là post type dạng không có phân theo chuyên mục, nghĩa là nó không có bất cứ taxonomy nào để phân loại nội dung, không thuộc category nào. Các bài viết giới thiệu website, liên hệ, chính sách thường sử dụng post type là Page, vì nó thường cố định, không cập nhật thường xuyên. Page có dạng phân cấp theo kiểu page cha, page con.

functions.php

functions.php là một tập tin bắt buộc có trong tất cả các theme của WordPress . Tập tin functions.php này sẽ có nhiệm vụ chứa một số mã PHP cố định mà người chèn mã vào muốn nó luôn được máy chủ thực thi mỗi lần website tải lại. Đối với người dùng phổ thông, tập tin functions.php này sẽ có tác dụng để chúng ta có thể chèn thêm một mã PHP nào đó vào theme để bổ sung/cập nhật một tính năng nào đó. Do vậy, nếu bạn có thấy ai kêu “Hãy chèn đoạn này vào file functions.php” thì sẽ biết là họ đang nói đến tập tin functions.php có trong theme.