Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing 4.0

Email warm-up - Tăng tỉ lệ email marketing vào Inbox

Email  warm-up là một quá trình “hâm nóng” địa chỉ IP của nhà cung cấp dịch vụ email marketing và tên miền của khách hàng được dùng cho việc gửi thông điệp đến người dùng qua kênh thư điện tử (email marketing). Để tăng tỉ lệ email vào Inbox, email gửi ra ngoài việc cần phải đáp ứng được những yếu tố cần thiết như: Domain khai báo đầy đủ các record (SPF là một ví dụ), tiêu đề và nội dung email không chứa những từ khoá dễ hiểu lầm là spam,… thì còn một vấn đề tối quan trọng nữa là địa chỉ IP có độ uy tín cao. Đối với một địa chỉ IP mới gửi email ra ngoài, việc gửi email sẽ có tỉ lệ vào inbox không cao, nhất là đối với việc gửi email đến các tổ chức lớn như Gmail hay Yahoo. Vì vậy nếu địa chỉ IP không gửi email ra ngoài trước đó 30 ngày thì cần phải được làm nóng (warm up) trong một khoảng thời gian để gầy dựng uy tín cho địa chỉ IP này. Warm-up một địa chỉ IP là việc tăng dần khối lượng email gửi ra ngoài bằng một địa chỉ IP với kế hoạch hợp lý. Quá trình tăng dần một cách từ từ này giúp

Brand Advocacy Ratio viết tắt BAR

Brand Advocacy Ratio viết tắt BAR – Tỷ lệ ủng hộ thương hiệu: đánh giá cách thức từ hoạt động marketing đến để khách hàng Nhận biết (Awareness) đến việc chuyển đổi nhận thức thương hiệu thành Lòng trung thành hay Ủng hộ thương hiệu (Advocate). Marketers có trách nhiệm trong việc kiểm tra và đo lường hành trình mua hàng của khách hàng , đó là mọi tương tác của khách hàng trực tiếp và gián tiếp với thương hiệu. Do đó, việc đánh giá các tương tác trong  hành trình mua hàng của khách hàng có thể dẫn đến việc xác định trực tiếp các cơ hội để cải tiến. Chỉ số  PAR  càng tăng/lơn có nghĩa là hàng hoá dễ bán; trong khi BAR cao hơn có nghĩa là nhiều người sẽ ủng hộ thương hiệu trên thị trường (dưới hình thức word of mouth ). Điều này cũng có nghĩa là thương hiệu này có một danh tiếng tốt trên thị trường.

Purchase Action Ratio viết tắt PAR

Purchase Action Ratio viết tắt PAR – Tỷ lệ hành vi mua hàng: chỉ số này xuất phát từ chính mô hình 5A và đo lường hành trình từ Nhận biết (Awareness) đến Mua hàng (Action). Ví dụ sau khi chạy một chiến dịch quảng cáo, chúng ta đo lường được tỷ lệ nhận biết thương hiệu là 90%, nhưng tỷ lệ mua hàng chỉ có 20%. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang bỏ lỡ đến 70% tỷ lệ người nhận biết thương hiệu, không thúc đẩy được họ mua hàng (Action). Khi đó chúng ta sẽ nhận biết được vấn đề đang nằm ở các bước Thu hút (Appeal) và Tìm hiểu (Ask). Từ đó tìm ra hướng xử lý vấn đề. Tỷ lệ này đo lường xuyên suốt hành trình mua hàng của khách hàng và giúp các doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn về hoạt động marketing, không phân biệt online hay offline, ứng dụng công nghệ số hay truyền thống. Hai chỉ số này thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh khá rõ ràng và phương pháp đo lường khá đơn giản. Công thức:

Multi-Channel Funnels

Trong Google Analytics , chuyển đổi và Giao dịch thương mại điện tử được ghi lại cho chiến dịch, tìm kiếm hoặc quảng cáo cuối cùng được giới thiệu cho người dùng khi người này chuyển đổi. Nhưng giới thiệu, tìm kiếm và quảng cáo của trang web trước đóng vai trò gì trong chuyển đổi đó? Khoảng thời gian từ sở thích ban đầu của người dùng đến hành động mua hàng kéo dài bao lâu? Báo cáo Kênh đa kênh trả lời những câu hỏi này và những câu hỏi khác bằng cách cho biết các kênh tiếp thị của bạn (nghĩa là các nguồn lưu lượng truy cập tới trang web của bạn) làm việc cùng với nhau như thế nào để tạo bán hàng và chuyển đổi. Multi-Channel Funnels – Báo cáo Kênh đa kênh được tạo từ đường dẫn chuyển đổi, kết quả của tương tác (nghĩa là nhấp chuột/giới thiệu từ các kênh) dẫn đến mỗi chuyển đổi và giao dịch. Theo mặc định, chỉ tương tác trong 30 ngày qua được bao gồm trong đường dẫn chuyển đổi, nhưng bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian này từ 1-90 ngày bằng cách sử dụng công cụ chọn Cửa sổ xem lại ở

Point of purchase ( viết tắt POP)

Point of purchase ( viết tắt POP) hay khu vực mua hàng, trưng bày tại các điểm bán lẻ, được hiểu là chương trình tiếp thị hay khuyến mãi bán hàng. Những điểm bán hàng này được đặt ở nơi dễ dàng thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng mua hàng. POP giúp quản lý các hoạt động bán lẻ tại nhiều cửa hàng. MỘT ĐIỂM BÁN HÀNG CẦN GÌ? Light box: chiếc hộp có gắn bóng đèn phía sau, để chiếu sáng poster quảng cáo Động lực mua sắm: tạo cho khách hàng những quyết định mua sắm nhất thời. Đòi hỏi điểm bán hàng phải có điều gì đó đặc biệt để ngay lập tức thu hút sự chú ý, ví dụ: poster bắt mắt, trang trí quầy mới lạ… Hàng mẫu: giúp khách hàng có thể trải nghiệm được sản phẩm ngay tại điểm bán hàng này. Giúp họ có sự hình dung rõ ràng và niềm tin vào sản phẩm.