Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2016

Zero moment of truth viết tắt ZMOT

Zero moment of truth (viết tắt ZMOT) – KHOẢNH KHẮC THỨ ZERO: mô tả một cuộc cách mạng trong cách người tiêu dùng tìm kiếm thông tin trực tuyến và đưa ra quyết định về nhãn hiệu, tìm kiếm và ZMOT đã tiếp tục phát triển ở tầm quan trọng và quy mô cao hơn, và như hành vi của người tiêu dùng phát triển, phải có những cách thức mà thương hiệu thu hút những người tiêu dùng nhiều hơn. Nhưng trong thời đại luôn- kết nối, trong thế giới nhất-di động này, làm thế nào để một nhãn hiệu có thể chiến thắng tại thời điểm ZMOT? Có thêm nhiều khoảnh khắc hơn bao giờ hết Tìm kiếm và ZMOT tiếp tục tăng trưởng trong tầm quan trọng và quy mô. Trong vòng một tháng, Google đã trả lời hơn 100 tỉ lượt tìm kiếm, theo dữ liệu nội bộ. Vì vậy, trong khi bạn đang bỏ ra vài phút để đọc những dòng này, sẽ có hơn 7,5 triệu lượt tìm kiếm trên Google. Mỗi một tìm kiếm trong số này thể hiện một cơ hội mới để tiếp cận người tiêu dùng khi họ đang “khát” nhất. ZMOT đã trở thành một hành vi mang tính toàn cầu Khi chúng tôi

End of line viết tắt EOL

End of line (viết tắt EOL) – kết thúc vòng đời: thuật ngữ này hay bắt gặp trong vòng đời của tất cả sản phẩm, khi mà sản phẩm đó / model đó sắp không còn kinh doanh nữa (Kết thúc vòng đời sản phẩm) => khi ấy được gọi là sản phẩm EOL, những sản phẩm này được chương trình khuyến mãi giá tốt để bán càng hết nhanh càng tốt.

Product Road Map

Product Road Map – lộ trình sản phẩm là một công cụ mạnh mẽ để mô tả làm thế nào một sản phẩm có khả năng để phát triển, để gắn kết các bên liên quan , và để có được một ngân sách cho việc phát triển sản phẩm. Nhưng việc tạo ra một lộ trình hiệu quả là không dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh nhanh nhẹn mà sự thay đổi xảy ra thường xuyên và đột xuất.

Product mapping

Product mapping – bản đồ sản phẩm: là bản đồ được sắp xếp thể hiện tất cả sản phẩm của ngành hàng thể hiện theo giá bán, thương hiệu, tính năng đặc biệt của sản phẩm, marketing dùng Product Mapping này để định hình chiến lược promotion  / chiến lược về marketing / phát triển sản phẩm mới….

Product line-up chart

Product line-up chart : bảng so sánh tính năng của sản phẩm trong cùng 1 dòng sản phẩm, danh mục, phân khúc giá, nhóm khách hàng mục tiêu… của cùng 01 thương hiệu. Mô tả 01 mẫu Product line-up chart:  Cột bên trái: liệt kê tất những thông số, tính năng cơ bản, đặc biệt của dòng sản phẩm Dòng đầu tiên: thể hiện các model trong cùng 01 dòng sản phẩm

Two-part pricing

Two-part pricing – định giá hai phần: là một hình thức xác định giá trong đó giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm hai phần – một khoản phí một lần và – một khoản phí cho mỗi đơn vị (tháng, sản phẩm…). Nói chung , các hình thức định giá hai phần chỉ xảy ra ở thị trường độc quyền một phần hoặc hoàn toàn.

Timing pricing

Timing pricing – Định giá theo thời điểm mua: là hình thức định giá dựa vào thời điểm mà khách hàng quyết định mua sản phẩm / dịch vụ. Ví dụ: Đăng ký khóa học trước 30 ngày được giảm 1,000,000 vnđ Đăng ký khóa học trước 07 ngày được giảm 500,000 vnđ Đăng ký khóa học trước 03 ngày được giảm 0 vnđ

Target-return pricing

Target-return pricing – Định gía theo lợi nhuận mục ti êu: là hình thức định giá dựa vào lợi nhuận kỳ vọng từ nhà đầu tư. Công thức định giá: giá vốn hàng bán + lợi nhuận kỳ vọng nhà đầu tư = giá niêm yết

Special-event pricing

Special-event pricing – Định giá cho những sự kiện đặc biệt: là hình thức định giá không cố định và giá bán sẽ được niêm yết theo từng sự kiện khác nhau hoặc do người tham dự sự kiện ấn định. Ví dụ: đấu giá ủng hộ tự thiện, đấu giá bán bộ sưu tập đồ cổ.

Seasonal discount

Seasonal discount – Giảm giá theo mùa: là chương trình giảm giá vào những ngày cuối mùa để “giải phỏng” hàng hóa bị tồn đọng, tránh để ứ đọng sang mùa sau. Thường tùy vào địa lý hoặc giá trị sử dụng mà các thương hiệu / công ty phân loại ra từng mùa khác nhau. Ví dụ: Thời trang theo 04 mùa: Xuân Hạ Thu Đông Hàng gia dụng nhỏ (SDA): chỉ có 02 mùa Mưa – Nắng hoặc Lạnh – Nóng. Miền Bắc thì 04 mùa: Xuân Hạ Thu Đông Miền Nam chỉ có 02 mùa Mưa Nắng.

Sales Concept

Sales Concept  là một khái niệm hay một ý tưởng mà đặt trọng tâm vào việc bán hàng hoá và dịch vụ và không phải là nhu cầu cơ bản hoặc muốn, và nó không thực sự quan trọng cho dù các sản phẩm thực sự cần thiết của khách hàng hay không . Trọng tâm là bán hàng (lợi nhuận ) đầu tiên và sau đó cho tiếp thị.

Research and Development viết tắt R&D

Research and Development (viết tắt R&D): là một quá trình khám phá tri thức về các sản phẩm, dịch vụ và lấy đó để áp dụng tri thức để sáng tạo, phát triển thành các sản phẩm, dịch vụ mới có cải tiến cao để đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường. R&D là nghiên cứu và phát triển; một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.

Push Strategy

Push Strategy – Chiến lược (tiếp thị đẩy): Đây là chiến lược chú trọng vào việc “đẩy” hàng từ nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ đến các cấp trung gian, chú trọng việc phân phối sỉ, các cấp trung gian hay người bán. Khi hàng hóa tại kho các cấp trung gian đầy ắp, ắt họ sẽ tìm cách đẩy hàng đến cấp trung gian tiếp theo hoặc đến tay người tiêu dùng. Bởi các cấp trung gian này luôn muốn bán được nhiều hàng để hưởng lợi càng nhiều và mau chóng giải phóng kho bãi. Vậy nhà sản xuất hay nhà cung cấp dịch vụ bằng cách nào để có thể đẩy hàng đến các cấp trung gian hiệu quả? Thông thường nhà sản xuất bán hàng có chiết khấu cho đại lý qua nhiều hình thức: ký gửi hàng, thanh toán 100% hay thanh toán nhiều đợt, gối đầu sản phẩm… Để thuyết phục được đại lý bán hàng cho mình, nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ luôn có sẵn một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp như: hỗ trợ bán hàng, giám sát, quản lý khu vực… Các cấp nhân viên này đều được công ty cung cấp các kiến thức về sản phẩm, huấn luyện kỹ năng bán

Public Relations viết tắt PR

PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Bản chất của nghề quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà bạn phải đạt tới. Quan hệ công chúng được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài. Public Relations (viết tắt PR) có nghĩa là Quan hệ công chúng. Bản chất của nghề quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn của 01 nhóm hay cộng đồng về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. PR là viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Lý

Production Concept

Production Concept : Triết lý sản xuất chủ trương rằng người tiêu thụ sẽ ưa chuộng những sản phẩm có sẵn để dùng và được phân phối rộng rãi với giá thấp. Vì vậy, việc quản trị marketing nên tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất cũng như phân phối sản phẩm. Quan niệm về việc người tiêu dùng chú trọng trước hết đến tính sẳn có và mức giá thấp của sản phẩm thường được giải thích chủ yếu bởi hai lý do. Thứ nhất, khi nhu cầu về một sản phẩm vượt quá khả năng cung ứng, như thường thấy ở các nước đang phát triển, người mua sẽ quan tâm nhiều đến việc có được sản phẩm để tiêu dùng hơn là chú trọng đến những thuộc tính tinh tế của chất lượng sản phẩm. Do đó, các nhà sản xuất sẽ tập trung vào việc gia tăng qui mô sản xuất với mong muốn tăng đưọc khối lưọng bán và lợi nhuận. Thứ hai là khi giá thành sản phẩm cao và cần phải giảm xuống, các doanh nghiệp tìm cách tăng sản lượng để đạt được hiệu quả kinh tế theo qui mô và nhờ đó mà mở rộng thị trường. Tuy nhiên, triết lý này sẽ rất khó thực hiện nếu g

Product-building pricing

Product-building pricing –  Định giá trọn gói: là quá trình định giá sản phẩm trọn gói, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản phí duy trì  nào trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Product Concept

Product Concept : Triết lý sản phẩm có thể dẫn đến sự thiển cận trong việc thực hành quản trị marketing, làm cho ban lãnh đạo chỉ chú trọng đến sản phẩm và cải tiến nó theo quan điểm của mình mà không xem xét một cách đúng mức những nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng. Những người ủng hộ triết lý này cho rằng người tiêu thụ ưa thích những sản phẩm có chất lượng tốt, kiểu dáng độc đáo, và do vậy quản trị marketing cần tập trung các nổ lực của mình để có được những sản phẩm cải tiến liên tục.  

Primary data

Primary data – Thông tin sơ cấp: nghiên cứu chính thức liên quan đến việc thu thập số liệu chính ban đầu bởi các nhà nghiên cứu. Nó thường được tiến hành sau khi các nhà nghiên cứu đã đạt được một số cái nhìn sâu sắc vào một vấn đề bằng cách xem xét nghiên cứu thứ cấp hoặc bằng cách phân tích dữ liệu sơ cấp được thu thập trước đó.

Software Development Kit viết tắt SDK

Software Development Kit (viết tắt SDK) là một thuật ngữ được Microsoft, Sun Microsystems và một số công ty khác sử dụng – một bộ công cụ phát triển phần mềm. SDK bao gồm một hoặc nhiều API , programming tools, documentation và một số thứ cần thiết khác để có thể tạo ra các ứng dụng cho các gói phần mềm hoặc các nền tảng thông qua một ngôn ngữ lập trình nào đó như (Java, C#, C++, Objective-C, …). Phân loại SDK – Android SDK: bộ công cụ phát triển ứng dụng trên nền tảng android – Windows SDK: bộ công cụ phát triển ứng dụng chạy trên nền tảng Windows – Java SDK: hay nói cách khác là JDK là một tập con mở rộng của SDK hay nói cách khác JDK là SDK for Java hoặc Java SDK. . Bộ công cụ này bao gồm các tool hữu ích để xây dựng và phát triển các Applications, Applets và Components viết bằng ngôn ngữ lập trình Java (không dùng ngôn ngữ khác như C, C++, v.v…)

Product Placement

Product Placement – đưa sản phẩm vào phim ảnh hoặc video giải trí: là cách sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo với kênh truyền thông giải trí không nhằm mục đích chiêu thị trực tiếp đối với sản phẩm. Nói một cách dễ hiểu hơn, Product Placement là khi nhà quảng cáo chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim nhằm khuếch trương sản phẩm của mình trong phim.

Value-added pricing

Value-added pricing – Phương pháp định giá theo giá trị gia tăng: Sau khi cho ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không định giá ngay mà sẽ thêm vào sản phẩm các giá trị mà chúng tôi tạm dịch là giá trị gia tăng như tính năng của sản phẩm, dịch vụ kèm theo rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường.

Competition-based pricing

Competition-based pricing – Phương pháp định giá theo sự cạnh tranh: Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xem xét mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, rồi định một mức giá thấp hơn, cao hơn, hoặc ngang bằng, tùy theo tình hình của thị trường.

Good-value pricing

Good-value pricing –  Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ: Nhà sản xuất sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm mà định giá. Các yếu tố ấy bao gồm: Chất lượng sản phẩm Đặc điểm, thiết kế sản phẩm Quan điểm, đánh giá của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm Độ khan hiếm của sản phẩm Các dịch vụ kèm theo của sản phẩm

Break-even point pricing

Break-even point pricing – Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn: Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính dựa trên công thức: Hoặc

Markup pricing hay Cost-plus pricing

Markup pricing hay Cost-plus pricing – Phương pháp định giá cộng chi phí : Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính theo công thức: Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng lợi nhuận/từng sản phẩm

Market Research

Market Research – Nghiên cứu thị trường là phần đầu tiên cũng là phần quan trọng nhất trong việc phát triển chiến lược Marketing. Mục đích của nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin từ khách hàng để hiểu được suy nghĩ của họ từ đó ra các quyết định marketing đúng với những gì khách hàng muốn.

Marketing Intelligence

Mọi quyết định tiếp thị và chương trình tiếp thị hiệu quả đều bắt nguồn từ việc thấu hiểu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường … Thuật ngữ “ Marketing Intelligence (Tình báo Tiếp thị)” là một tập những thủ tục và nguồn thông tin mà những nhà quản trị sử dụng để nhận được những thông tin hàng ngày về những diễn biến cần biết trong môi trường Marketing. Những nhà quản trị nghiên cứu môi trường theo bốn cách : Xem xét không có chủ đích Xem xét có chủ đích Tìm kiếm không chính thức Tìm kiếm chính thức

Marketing information system

Marketing information system – Hệ thống thông tin tiếp thị (viết tắt MkIS): là một hệ thống thông tin quản lý (MIS) được thiết kế để hỗ trợ việc ra quyết định tiếp thị. Jobber (2007 ) định nghĩa nó như là một “hệ thống trong đó các dữ liệu tiếp thị được chính thức thu thập, lưu trữ, phân tích và chuyển đến cho các nhà quản lý phù hợp với nhu cầu thông tin của họ một cách thường xuyên.”

Questionnaire

Questionnaire – Phiếu điều tra:  là một công cụ thường được dùng để ghi chép các ý kiến của khách hàng trong phương pháp phỏng vấn. Phiếu điều tra là một bảng các câu hỏi mà người được phỏng vấn cần trả lời. Việc biên soạn một bảng câu hỏi phù hợp là một vấn đề quan trọng trong phương pháp này. Các câu hỏi phải được đặt rõ ràng, tránh hiểu nhầm, tránh những câu hỏi tế nhị khó trả lời. Có hai loại câu hỏi là  câu hỏi đóng  và  câu hỏi mở . \

Intensive distribution

Intensive distribution – Phân phối đại trà: là một một chiến lược xây dựng kênh phân phối , theo đó một công ty bán hàng thông qua càng nhiều cửa hàng càng tốt , vì vậy mà người tiêu dùng gặp phải các sản phẩm hầu như ở khắp mọi nơi, như: siêu thị, tiệm tạp hóa lớn/nhỏ, trạm xăng, cửa hàng tiện lợi, gánh hàng rong…. 

Image pricing

Image pricing – Định giá theo hình ảnh: là một chiến lược marketing triển khai cho một số nhóm sản phẩm mà giá cả được đặt cao hơn bởi vì người ta tin rằng một mức giá cao cũng sẽ làm tăng ham muốn của người tiêu dùng. Khách hàng thường sẵn sàng trả giá cao cho các mặt hàng có thương hiệu vì hình ảnh liên quan đến họ. Họ sẽ không điều tra nếu giá phản ánh chính xác giá trị.

Going-rate pricing

Going-rate pricing – Định giá theo giá thị trường: là hình thức định giá bán sản phẩm theo từng thị trường khác nhau, bao gồm: vị trí địa lý, nhóm khách hàng mục tiêu, thói quen mua sắm…

Geographical pricing

Geographical pricing –  định giá theo địa lý: trong marketing, đây là hình thức áp dụng một danh sách giá cơ bản dựa trên vị trí địa lý của người mua. Nó được thiết kế để phản ánh các chi phí vận chuyển đến tựng địa điểm khác nhau.

Exclusive distribution

Exclusive distribution – phân phối độc quyền: Phân phối độc quyền diễn ra khi một nhà cung cấp độc quyền phân phối của việc bán một loại hàng hoá, dịch vụ hợp đồng trong một lãnh thổ, hoặc cho một nhóm cụ thể của khách hàng. Trong giao thương, các nhà phân phối thường sẽ đồng ý bán hàng hóa hoặc dịch vụ của các nhà cung cấp đối thủ cạnh tranh.

Discriminatory pricing

Discriminatory pricing – Định giá phân biệt: Các doanh nghiệp thường thay đổi giá căn bản cho phù hợp với những điểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm và địa điểm. Doanh nghiệp thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá, mà những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí. Việc định giá phân biệt có một số hình thức: Định giá theo nhóm khách hàng Định giá theo dạng sản phẩm Định giá theo địa điểm Định giá theo thời gian Định giá theo hình ảnh

Coverage

Coverage – Độ phủ sản phẩm trên thị trường: Mức độ che phủ của thương hiệu / sản phẩm tại kênh phân phối, trưng bày hàng hóa tại điểm bán hàng

Copywriter

Copywriter = copy + writer : Copy là phần thuật ngữ chỉ phần nội dung bằng lời trong một mẫu quảng cáo. Writer có nghĩa là người viết. Nghĩa chung là Người viết lời quảng cáo. Copywriter là người chịu trách nhiệm viết nội dung quảng cáo và nghĩ ra các khái niệm sáng tạo, trong công việc thường cộng tác với Art Director hoặc Creative Director.

Copyright

Copyright có nghĩa là người giữ bản quyền của một bài văn hay sáng kiến gì đó, quyền tác giả Bản quyền tác giả là một độc quyền của tác giả đối với một tác phẩm, bài văn, hay sáng kiến nào đó, Quyền tác giả dùng để bảo vệ những tác phẩm, bài văn của tác giả tránh bị những người khác sử dụng và dùng nó vào những mục đích không tốt.

Distribution channel

Distribution channel – Kênh phân phối:  là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng. Những chủ thể chính trong kênh phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Nếu kênh phân phối chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các đối tượng trung gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu có các đối tượng trung gian khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp.

Psychological pricing

Psychological pricing – Chiến thuật giá tâm lý: Sử dụng các số lẻ 0.9, 9, 99… để áp dụng vào giá sản phẩm. Ví dụ: Một chiếc điện thoại thay vì có giá 3.000.000 vnd, nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ sẽ định giá cho sản phẩm ấy là 2.990.000. Mức giá ấy không thấp hơn nhiều so với giá gốc, tuy nhiên sẽ đánh mạnh vào tâm lý người mua hàng ở sự khác biệt giữa 3 triệu đồng và 2 triệu đồng. Khi nhìn hoặc nghe con số 2 triệu 9 trăm 90 nghìn, khách hàng sẽ có cảm giác rẻ hơn so với 3 triệu đồng.

Allowance và Promotional allowance

Allowance – chiết khấu: Nhà sản xuất trả 1 số tiền cho các nhà bán lẻ để họ chấp nhận nhập hàng của nhà sản xuất, cũng như là hỗ trợ việc quảng bá. Allowance là khoản tiền mà người bán đưa cho người mua nhằm khuyến khích hành vi nào đó. “Trade-in allowance” là khoản tiền người bán trả cho người mua nhằm khuyến khích người mua đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới (ví dụ, mang xe ô-tô cũ đến sẽ được nhận $2000, trừ vào giá mua của ô-tô mới). “ Promotional allowance ” là khoản tiền mà nhà phân phối nhận được từ người sản xuất để tham gia vào các chương trình bán hàng và xúc tiến bán sản phẩm của họ. Các bạn đi công tác có thể nhận allowance cho các khoản ăn, ở, đi lại, ect. (là việc doanh nghiệp khuyến khích & tạo điều kiện cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ).

Discount

Discount – Giảm giá: Giảm giá trên hóa đơn mua hàng. Trên thực tế có nhiều hình thức discount như: Cash discount (giảm giá khi thanh toán bằng tiền mặt) Quantity discount (giảm giá cho đơn hàng số lượng lớn) Functional discount (giảm giá cho người mua hàng là nhân viên doanh nghiệp hoặc các thành viên trong kênh phân phối) Seasonal discount (giảm giá theo mùa, lễ hội, sự kiện)… Discount còn có nghĩa chiết khấu trong Trade Marketing. Có 3 loại chiết khấu cơ bản, “trade discount” được sử dụng trong chuỗi phân phối. Khi nhà sản xuất muốn khuyến khích siêu thị bán sản phẩm cho mình chẳng hạn, họ có thể tăng mức discount cho siêu thị từ 10% lên 15% giá sản phẩm. “Quantity discount” là chiết khấu cho người mua số lượng lớn (ví dụ mua 10 tặng 1);“Seasonal discount” là chiết khấu có tính thời điểm, thường là mua hàng ngoài mùa vụ, ví dụ giá khách sạn vào mùa đông. Sử dụng discount cho việc giảm giá vào đầu năm, do đó, là quá rộng và không “trúng đích”.

Product bundle pricing

Product bundle pricing – Chiến lược giá combo: Kết hợp nhiều sản phẩm lại với nhau thành 1 hay nhiều combo rồi định giá cho những combo này. Thông thường, mức giá của 1 combo sẽ thấp hơn so với tổng mức giá của các sản phẩm tạo thành combo.

Option Product Pricing

Option Product Pricing – Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn: Định giá sản phẩm tùy theo linh kiện lắp ráp, các phụ kiện và thiết bị kèm theo, dựa trên yêu cầu của khách hàng.

Product line Pricing

Product line Pricing – Chiến lược giá phân tầng bậc đối với dòng sản phẩm: Đối với một dòng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ định các mức giá khác nhau tương ứng với giá trị và chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Các mức giá ấy sẽ thể hiện các mức giá trị, chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng.

Market-penetration Pricing

Market-penetration Pricing – Chiến lược giá thâm nhập thị trường: Định một mức giá thật thấp khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó tăng dần mức giá theo thời gian cho đến khi trở lại mức giá cơ bản nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng.

Market-Skimming Pricing

Market-Skimming Pricing – Chiến lược giá hớt ván sữa: Định một mức giá thật cao khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó giảm dần mức giá theo thời gian nhằm thu về doanh thu tối đa để trang trải cho chi phí sản xuất.

By-product pricing

By-product pricing – Định giá bằng sản phẩm: chiến lược này thường dành cho các sản phẩm cao cấp, định giá dựa vào thương hiệu, đối tượng khách hàng mục tiêu, và thị trường. (với điều kiện là giá sản xuất rất thấp)

Run of site viết tắt ROS

Run of site (viết tắt ROS): là hình thức cho phép quảng cáo hoặc banner xuất hiện trên bất cứ trang nào bên trong một website , không quan trọng người dùng click trang nào, một điều chắc chắn là họ sẽ nhìn thấy quảng cáo.

Day Parting

Day Parting : Đây là chức năng cho phép thiết lập quảng cáo chỉ hiển thị tại một khoảng thời gian nào đó trong ngày hoặc trong tuần.

Conversion Rate Optimization viết tắt CRO

Conversion Rate Optimization (viết tắt CRO) gọi là “tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi“ nhằm mục đích tăng tỷ lệ khách truy cập vào một trang web nhất định mà chuyển đổi thành khách hàng hoặc hướng người dùng thực hiện những hành động nhất định trên website . CRO là 01 quá trình tracking và phân tích đánh giá trên lịch sử báo cáo của các kênh marketing & sales báo cáo trước đó, từ đó mới phân đoạn và tối ưu tại từng bước trong quá trình mua hàng của khách hàng từ lúc: thấy quảng cáo, vào website, hành động liên hệ, đơn hàng được chốt, và Chăm sóc khách hàng sau đó. Mỗi phân đoạn sẽ được tracking liên tục và tối ưu để tăng tỷ lệ chuyển đổi này lên (sau khi tìm ra nguyên nhân cản trở).

Sessions

Sessions – Phiên truy cập là một chỉ số quan trọng trong Google Analytics . Nó được đánh giá là một trong những chỉ số nền tảng của Google Analytics, đóng một vai trò quan trọng trong việc tính toán các chỉ số quan trọng khác trong Analytics như Thời gian trung bình phiên, Số trang/ Phiên, … Vì vậy, việc nắm được chính xác khái niệm và cách tính toán của Sessions – Phiên truy cập là điều hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị website cũng như các nhà đầu tư SEO Một khách truy cập trang có thể có nhiều các Sessions trong vòng cùng một ngày, hoặc nhiều ngày khác nhau. Google Analytics sử dụng 2 cách để xác định khi nào một session kết thúc. Thời gian truy cập vượt quá mốc giới hạn, bao gồm 2 mốc: 30 phút sau lần tương tác cuối cùng của người dùng trên trang 12h đêm (hay 0h sáng) Thông tin của chiến dịch trực tuyến ( campaign ) bị thay đổi Ngoài ra, Session còn bị chấm dứt khi người dùng: Đóng trình duyệt web Truy cập sang một tên miền khác (và không quay lại trang trong vòng 30 ph

Top ad

Top ad – Quảng cáo hàng đầu là quảng cáo mà xuất hiện trên kết quả tìm kiếm organic (kết quả tìm kiếm không trả phí). Lưu ý: Quảng cáo của bạn sẽ có khả năng hiển thị như là cả một quảng cáo bên và một quảng cáo hàng đầu. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc tối ưu quảng cáo các bạn ạ.

Side ad

Side ad – Quảng cáo bên là các quảng cáo hiển thị trên phía bên tay phải của trang kết quả công cụ tìm kiếm ( SERP ).

Display URL

Display URL – URL hiển thị là những gì thể hiện trong quảng cáo của bạn. Bạn có thể giữ này đơn giản và dễ nhìn để tăng sự công nhận thương hiệu, niềm tin của khách hàng, và chuyển đổi.

Destination URL

Destination URL – URL đích là trang đích quảng cáo của bạn đang hướng đến khi được nhấp vào. Trang web đích của bạn có thể là một trang cụ thể. Bạn có thể thay đổi nó cho các quảng cáo khác nhau trong các nhóm quảng cáo. Khách hàng của bạn không nhìn thấy nó trong các quảng cáo.

Billing Threshold

Billing Threshold – Ngưỡng thanh toán chỉ áp dụng cho các khoản thanh toán tự động, nơi mà chúng tôi tính phí cho bạn cho chi phí quảng cáo sau 30 ngày, hoặc bất cứ khi nào tài khoản của bạn đạt đến ngưỡng thanh toán của bạn. Ngưỡng thanh toán được lên mỗi khi chi tiêu tài khoản của bạn đạt đến ngưỡng đó trước 30 ngày đã kết thúc. Để xem những gì ngưỡng thanh toán hiện tại của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng bánh răng và chọn Thanh toán, sau đó nhìn vào “Làm thế nào mà bạn phải trả” phần. Số tiền thanh toán có thể hơi cao hơn ngưỡng nếu tài khoản tích luỹ chi phí rất nhanh chóng.Bạn có thể sạc nhiều lần trong một tháng nếu tài khoản của bạn đạt đến ngưỡng thanh toán nhiều lần trong thời gian đó. Nếu bạn muốn được tính tiền ít thường xuyên, bạn có thể thực hiện thanh toán thủ công bao gồm và vượt quá số tiền ngưỡng của. Bạn sẽ không thể được gửi qua email hoặc thông báo khi ngưỡng thanh toán của bạn tăng lên, nhưng bạn luôn có thể tìm thấy ngưỡng hiện tại của bạn bằng cách vào các trang t

Daily budget

Daily budget – Ngân sách hằng ngày là những gì bạn sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày cho mỗi quảng cáo. Chi phí hàng ngày của bạn được dựa trên mức trung bình hàng ngày mỗi tháng, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Daily Budget trên Facebook : Ngân sách hàng ngày là số tiền bạn cho biết bạn sẵn sàng chi tiêu cho một nhóm quảng cáo cụ thể mỗi ngày. Facebook sẽ không bao giờ tính phí bạn nhiều hơn ngân sách hàng ngày của bạn vào một ngày đã nêu.

Bid Strategy

Bid Strategy – Chiến lược giá thầu: Chiến lược giá thầu của bạn về cơ bản là cách bạn thiết lập loại giá thầu của mình để trả cho việc người xem tương tác với quảng cáo của bạn.

Optimization

Optimization – Tối ưu quảng cáo : Tối ưu hóa trong Google AdWords cũng như tối ưu các mảng quảng cáo khác trong marketing. Có nghĩa là làm cho những thay đổi trong quảng cáo của bạn giúp bạn có được kết quả cao hơn cho các mục tiêu của bạn. Chạy adwords thì dễ, nhưng đây mới là bước khó đó các bạn. Nó bao gồm tối ưu đường dẫn, từ khóa, nội dung quảng cáo…và ngay cả trang đích để nâng tỷ lệ chuyển đổi từ quảng cáo sang đơn hàng, dịch vụ.

Ad extensions

Ad extensions – Tiện ích mở rộng quảng cáo là thông tin thêm về doanh nghiệp của bạn, như địa chỉ, số điện thoại, và thậm chí cả phiếu giảm giá hoặc các trang web bổ sung. Chúng ở phía dưới phần giới thiệu quảng cáo của bạn.

Ad Rank

Ad Rank – Thứ hạng quảng cáo:  xếp hạng quảng cáo của bạn là giá trị được sử dụng để xác định nơi quảng cáo của bạn hiển thị trên một trang. Nó dựa trên điểm Chất lượng và số tiền giá thầu của bạn.

Quality Score

Quality Score – Điểm chất lượng – điểm chất lượng được đo từ Google dựa trên sự liên quan của các tiêu đề quảng cáo, mô tả, từ khóa và URL đích để khách hàng tiềm năng nhìn thấy quảng cáo của bạn. Điểm Chất lượng cao hơn có thể giúp bạn có được vị trí quảng cáo tốt hơn và chi phí thấp hơn.

Campaign Type

Campaign Type – Loại chiến dịch – loại chiến dịch để hiển thị quảng cáo của bạn. Bao gồm: “Search Network only” (chỉ hiển thị quảng cáo trên kết quả tìm kiếm của Google , Google mua sắm, Google Maps, Google Images và Google Groups, trang web tìm kiếm hợp tác với Google (đối tác tìm kiếm) như AOL) “Display Network only” (chỉ hiển thị quảng cáo trên các trang web của google như: Youtube, Blogger, Gmail và hàng ngàn trang web của Google trên internet. Chúng còn được gọi là AdSense) “Search Network with Display Select” (kết hợp của cả 2 loại trên) Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại chiến dịch “Shopping” và quảng cáo Video trên tài khoản adwords của mình.

Ad groups

Ad groups – Nhóm quảng cáo là tập hợp các từ khóa, quảng cáo và giá thầu của bạn. Mỗi 1 chiến dịch sẽ tạo ra các nhóm quảng cáo khác nhau . Nên tạo nhiều nhóm quảng cáo khách nhau cho mỗi sản phẩm dịch vụ để tối ưu cho từ khóa đó. Ví dụ, nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo bán giày, bạn có thể thiết lập các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu cho bán hàng trực tuyến, giày của phụ nữ và giày của nam giới. Có thể có nhiều quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo.

Campaign

Campaign – Chiến dịch là nơi tập trung các nhóm quảng cáo (quảng cáo, từ khóa và giá thầu), ngân sách, vị trí hiển thị, thời gian hiển thị. Mỗi chiến dịch sẽ có ngân sách nhất định, nhờ đó mà bạn có thể quản lý các chiến dịch của mình với chi phí khác nhau. Bạn có thể chạy nhiều chiến dịch tại bất kỳ thời gian nào từ tài khoản Advertiser của bạn.

CM Tooltip Glossary

CM Tooltip Glossary là một plugin s của wordpress giúp khách có thể dễ dàng hiểu bài viết của bạn hơn bằng cách giải thích thuật ngữ trên wordpress khi người dùng hover chuột qua thuật ngữ đó.

Widget trong WordPress

Widget trong WordPress được hiểu là một khung hiển thị một nội dung đặc biệt được thiết lập riêng cho nó, sẽ được hiển thị trên Sidebar của theme . Cách sử dụng là truy cập vào Appearance -> Widgets. Mặc định mỗi website WordPress đều có những widget mặc định đặc trưng của WordPress như Recent Posts (để hiển thị các post mới nhất), Recent Comments (hiển thị các bình luận mới nhất), Meta (các liên kết quản trị), Archive (mục lưu trữ theo ngày tháng năm của post),…. Widget sẽ được thêm vào khi bạn cài các plugin có hỗ trợ tạo thêm widget, nó cũng có thể được thêm vào nếu theme của bạn đang sử dụng có hỗ trợ một số widget nhất định hoặc bạn cũng có thể tự tạo widget với các kiến thức lập trình PHP căn bản.

Theme Options

Theme Options là từ gọi chung của tính năng bảng điều khiển tùy chỉnh trong các theme, nhất là những theme trả phí để hỗ trợ người dùng tùy chỉnh theme mình tốt hơn. Các Theme Options có thể được hiển thị trực tiếp trên Dashboard hoặc sẽ được lồng vào khu vực Appearance có trên Dashboard của WordPress.

Theme

Theme là giao diện của website wordpress , có thể cài đặt nhiều theme nhưng trong 1 thời điểm chỉ sử dụng duy nhất một theme. Theme của wordpress nằm trong thư mục wp-content/themes.

Slug

Khi bạn cấu hình permalink cho website của mình, và url bài viết của bạn sau đó có dạng: http://www.thuatngumarketing.com/digital-marketing/production/  sẽ là slug , như vậy, trong một danh mục, tag s, các bài viết không thể có slug giống nhau. Như vậy, phần cuối cùng trong link sẽ là slug, tương tự như category và tag s, các bạn có thể dễ dàng thay đổi các slug này. Tất nhiên là category sẽ không thể có slug giống nhau. Tóm lại, cùng cấp, cùng chuyên mục, cùng tags thì không thể có slug giống nhau.

Sidebar

Sidebar là là thanh nội dung đặt bên cạnh nội dung chính phía bên trái hoặc phải, và thường có chiều rộng nhỏ hơn nội dung chính. Thông thường các widget sẽ được đặt trên sidebar.

Shortcode

Shortcode là một mã code đặt biệt thay thế một nội dung mà bạn đã định sẵn trong lúc tạo Shortcode. Nếu bạn đã từng nhúng một bộ sưu tập (gallery) vào bài viết WordPress trên blog Bạn sẽ nhìn thấy nó được tạo ra bằng 1 đoạn code ngắn. Một shortcode trông giống như một thẻ HTML , nhưng kèm theo dấu ngoặc vuông thay vì dấu ngoặc nhọn. Mã này được thay thế bằng một số mã khác khi trang được thực sự được nạp trong một trình duyệt web. Điều thực sự rất hữu và WordPress cho phép bạn tạo shortcodes riêng của bạn để hiển thị bất cứ điều gì. Bạn có thể sử dụng nó để xuất một video Youtube, xuất box liên hệ.. hoặc xây dựng bất cứ điều gì nếu bạn muốn.

Post trong wordpress

Post là là một trong 5 post type mặc định của WordPress . Tính năng này sẽ giúp người dùng nhập nội dung vào và đăng lên website – bài viết. Post có hai taxonomy chính để phân loại đó là Category (danh mục, chuyên mục) và Tag (thẻ) để phân loại từng bài post ra các thể loại thích hợp.

Pingback

Pingback là một chức năng dùng để gửi một thông báo đến tác giả của bài viết mà bạn đã gắn liên kết vào bài của họ trên bài viết của bạn. Chức năng này hiện tại được dùng trong các mã nguồn CMS như WordPress , Movable, Joomla, Drupal,…

Parent theme

Parent theme : Nếu trang wordpres s của bạn sử dụng child theme thì chắc chắn phải có parent theme, điều này chỉ sự phân cấp theme nếu có. Như vậy parent theme sẽ sở hữu các thuộc tính, cấu hình để child theme có thể kế thừa.

Page trong Wordpress

Page là một một post type mặc định của WordPress tên là Page. Đây là post type dạng không có phân theo chuyên mục, nghĩa là nó không có bất cứ taxonomy nào để phân loại nội dung, không thuộc category nào. Các bài viết giới thiệu website, liên hệ, chính sách thường sử dụng post type là Page, vì nó thường cố định, không cập nhật thường xuyên. Page có dạng phân cấp theo kiểu page cha, page con.

functions.php

functions.php là một tập tin bắt buộc có trong tất cả các theme của WordPress . Tập tin functions.php này sẽ có nhiệm vụ chứa một số mã PHP cố định mà người chèn mã vào muốn nó luôn được máy chủ thực thi mỗi lần website tải lại. Đối với người dùng phổ thông, tập tin functions.php này sẽ có tác dụng để chúng ta có thể chèn thêm một mã PHP nào đó vào theme để bổ sung/cập nhật một tính năng nào đó. Do vậy, nếu bạn có thấy ai kêu “Hãy chèn đoạn này vào file functions.php” thì sẽ biết là họ đang nói đến tập tin functions.php có trong theme.

Filter

Filter : Lọc, tính năng được tích hợp trên wordpress  , hoặc bất kỳ hệ thống CMS nào để lọc các dữ liệu xuất ra.

Featured Image

Featured : Hình đại diện cho bài viết, ảnh này thông thường được dùng để hiển thị hình ảnh cho bài viết. Giả sử khi khách vào trang và xem danh mục tin tức, các bài viết về tin tức sẽ hiển thị kèm với ảnh đại diện của nó. Ảnh này cũng thường được dùng để làm slide cho website .

Excerpt

Excerpt là phần mô tả ngắn gọn nội dung của bài viết, thường ở dạng text đơn giản. Nếu trong bài viết chưa có thiết lập nội dung Excerpt thì nó sẽ lấy một phần đầu của nội dụng làm excerpt.

Dashboard

Dashboard còn gọi là Admin Dashboard là khu vực quản trị website wordpress và thường có đường dẫn để đăng nhập là wp-admin. Tại khu vực quản trị, tùy theo phân quyền mà bạn có thể post bài, sửa bài hay quản trị toàn bộ trang như theme, plugin s…

Custom field

Custom field –   Trường tùy chỉnh, là một tính năng nổi bật trong WordPress giúp các lập trình viên có khả năng tùy biến cao hơn. Chức năng của nó là tạo ra thêm các trường (field) nhập nội dung vào trong các post type và hiển thị ra ngoài giao diện thông qua việc gọi tên field để hiển thị. Custom field trong email Marketing : Là các trường dùng để cá nhân hóa nội dung email. Các trường tùy chỉnh này cho phép khách hàng nhập và lưu trữ các thông tin bổ sung của mỗi liên hệ như: địa chỉ, ngày sinh, thói quen mua sắm, ghi chú …

Child theme

Child theme là giao diện con, child theme có thể kế thừa toàn bộ thuộc tính, thiết lập thuộc tính từ theme cha, đồng thời nó có thể tự tùy biến mà không cần chỉnh sửa ở theme cha. Như vậy, nếu kích hoạt child theme thì nó sẽ có thuộc tính, thiết lập của theme cha + tùy biến của nó, nó cũng có khả năng ghi đè thuộc tình, thiết lập theme cha. Nếu không kích hoạt thì theme cha được sử dụng. Child theme mang lại 2 lợi ích: không chỉnh sửa trên trực tiếp trên theme cha (theme gốc) và không bị thay đổi những gì bạn đã update, sửa chửa khi cập nhật cho theme cha.

Post type

Khái niệm chỉ một thành phần nào đó trong WordPress để chứa nội dung. Mặc định trong WordPress đã có cung cấp sẵn 5 post type mặc định đó là: Post Page Attachment Revision Nav Menu Trong đó, post type Post và Page được dùng để đăng nội dung lên website như bài viết, trang giới thiệu,…và mỗi post type đều có thể thiết lập các chức năng được hỗ trợ. Các bạn cũng có thể tự tạo post type phù hợp với yêu cầu của mình. Có lẽ cái này bạn phải cứng cứng wordpress và biết lập trình PHP .

Attachment

Attachment là tập tin đính kèm với post, page hoặc bất cứ post type nào. Các tập tin này có thể là hình ảnh, media được sử dụng trong bài viết. Như vậy, khi bạn viết một bài, bạn sử dụng add media đưa tập tin lên để sử dụng cho bài viết thì tập tin đó là tập tin đính kèm của bài viết đó. Ngược lại, nếu bạn upload tập tin trực tiếp mà không trên bài viết nào thì nó không phải tập tin đính kèm và bạn có thể attach nó vào bài viết nào bạn muốn.

Full stack

Thường thì không có một sự phân biệt rõ ràng trắng đen giữa phát triển front-end và back-end . “Các lập trình viên front-end thường cần phải tìm hiểu thêm những kỹ năng back-end, và ngược lại, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế hiện nay,” Matranga nói. “Các lập trình viên cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau và có kiến thức tổng hợp.” Khái niệm lập trình viên full stack là vai trò đã được phổ biến cách đây 4 năm bởi bộ phận kỹ thuật của Facebook. Ý tưởng là một lập trình viên full stack có thể làm việc liên chức năng trên “stack” công nghệ, tức là cả front end lẫn back-end.

Back-end viết tắt BE

Back-end viết tắt BE của một trang web bao gồm một máy chủ, một ứng dụng, và một cơ sở dữ liệu. Một lập trình viên back-end xây dựng và duy trì công nghệ mà sức mạnh của những thành phần đó, cho phép phần giao diện người dùng của trang web có thể tồn tại được. Các lập trình viên back-end sử dụng những công cụ này để tạo ra hoặc đóng góp vào các ứng dụng web với code sạch, portable, và được viết tài liệu chu đáo. Nhưng trước khi viết code, họ cần phối hợp với bên liên quan về nghiệp vụ để hiểu những nhu cầu cụ thể, sau đó chuyển thành những yêu cầu kỹ thuật và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất cho việc kiến trúc công nghệ.

Front-end viết tắt FE hay client-side

Front-end hay  client-side: liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của Internet mà không phải tất cả mọi người đều có thể hiểu được. Trước đây, vài trò này được biết tới, với các tên khác như: người viết web, thiết kế giao diện website , viết mã xử lý… Internet hiện nay phát triển rất mạnh, nhưng các việc chính để xây dựng web vẫn như vậy, cũng gồm viết mã HTML , CSS , JavaScript . Công việc này yêu cầu cả về kiến thức lập trình và khiếu thẩm mỹ để tạo nên những trang web đẹp, tiện dụng. Đối với nhiều người, lập trình viên Front-End là những người làm ra giao diện đẹp cho trang web. Tất nhiên, nói như vậy cũng đúng, bởi vì nhiệm vụ của người làm web là phải làm cho nó nhìn đẹp bắt mắt với người xem. Tuy nhiên, rất nhiều công nghệ trong lĩnh vực Front-End này mà nhiều lập trình viên bỏ qua hoặc không xem trọng nó.

Programmer

Programmer cung cấp chính xác các logic tới coder để các coder viết code yêu cầu máy tính làm việc theo yêu cầu. Nếu các coder mắc một vài lỗi trong khi code nó, chương trình sẽ lỗi, không thực hiện được các hành vi mong muốn. Nếu các coder hoàn thành nó và chương trình hoạt động không như mong muốn, các Programmer đã mắc lỗi ở trường hợp này. Nếu bạn có 1 vấn đề rõ ràng nhưng không có giải pháp rõ ràng, bạn cần một ‪Programer để giải quyết vấn đề, sau đó code. (Giải quyết vấn đề + code). Là người phát triển sản phẩm.

Coder

Về cơ bản Coder chỉ viết các mã lệnh logic với ngôn ngữ lập trình trong phạm vi yêu cầu mà anh ấy không cần biết logic của chương trình. Có người sẽ định nghĩa các business logic, Flowchart cho các business logic và cung cấp cho các Coder. Nói cách khác nếu bạn có 1 vấn đề rõ ràng và 1 giải pháp rõ ràng được mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc mã giả, bạn cần 1 ‪coder để chuyển chúng sang ngôn ngữ của máy tính. Anh ta chỉ code.

Engineer

Engineer là một thuật ngữ được sử dụng ở cấp cao nhất so với mọi người đã được nhắc tới trước đó với các hoạt động như thiết kế (business level) và bảo trì. Bao gồm là Developer và giải quyết hiệu quả các vấn đề khó khăn, dự đoán các vấn đề phát sinh không tưởng.

Developer

Developer là người không chỉ code mà tham gia vào tất cả các giai đoạn của SDLC (Software Development Life Cycle – Quy trình phát triển phần mềm). Nếu bạn cảm thấy mình có vấn đề cần giải quyết nhưng không thể định nghĩa nó rõ ràng được, bạn cần 1 ‪‎Developer để giúp bạn tìm ra vấn đề trước, sau đó xử lý nó. (Phân tích + Giải quyết Vấn Đề + Code) . Là người viết code và phát triển sản phẩm.

Mobile Friendly

Theo Google’s mobile guidelines thì Mobile Friendly – Thân thiện với điện thoại di động là một thuật toán của Google để xếp hạng website trên các kết quả tìm kiếm. Với các Developer : Mobile Friendly là yêu cầu mới mà họ phải tập trung để nâng cấp hoặc phát triển website có thể chạy tốt trên cả điện thoại thông minh như iPad, PC và cả Feature Phone. Với các Seoer : Mobile Friendly cũng là công việc mới họ phải làm đó là làm việc với các công ty thiết kế web thân thiên với mobile hoặc chỉnh sửa lại website để vượt qua ải Mobile Friendly Test. Các Seoer cũng cần chú ý, thứ hạng thay đổi sẽ đánh vào tất cả website bao gồm cả các trang vệ tinh của bạn vì vậy hãy thực hiện cải tổ tất cả chứ không chỉ trang chính. Mỗi một webpage sẽ được đánh giá dựa trên 5 yếu tố chính dưới đây trước khi Google quyết định webpage đó có thân thiện với di động hay không Viewport Configuration : webpage cần gắn thẻ meta viewport để gán độ rộng và tỉ lệ co giãn thích hợp cho từng loại thiết bị. Plugins : việ

200 (OK)

200 (OK) là mã phản hồi phổ biến nhất và cũng là mã chúng ta vẫn thường gặp khi lướt web. Nó được hiển thị để báo rằng không có vấn đề gì xảy ra cả và yêu cầu của bạn đã được xử lý thành công.

Unauthorized - 401

Unauthorized – 401 (cần đăng nhập để truy cập) Mã 401 có nghĩa là bạn cần phải có tài khoản và mật khẩu thì mới truy cập được vào trang web đó. Khi đó, trang web sẽ hiển thị yêu cầu đề nghị đăng nhập.

Internal Server Error - 500

Internal Server Error – 500 (Server bị lỗi)Chúng ta truy cập vào một trang nhưng không thấy bất cứ thông tin nào ngoài một tin nhắn báo lỗi. Điều này cũng giống như khi ta gặp người bán hàng, hỏi mua hàng và không nhận được gì ngoài ánh mắt đáp lại.

Service Unavailable-503

503 – Service Unavailable (Dịch vụ không sẵn sàng): Khi chúng ta yêu cầu truy cập một trang web, mã này báo rằng hiện trang web không sẵn sàng để hiển thị. Có lẽ do trang web đang được bảo trì, hãy quay lại vào lúc khác.

Above The Fold

Above-the-fold (Trên-nếp-gấp): Là nguyên tắc thiết kế email, theo đó bạn nên đưa những nội dung quan trọng, súc tích nhất vào trong khoảng 400-450 pixel đầu tiên của email theo chiều dọc. Khi người nhận mở email, họ sẽ thấy phần nội dung đó ngay mà không cần phải cuộn chuột xuống. Above The Fold còn là các khu vực của trang web mà độc gài có thể xem được mà không cần sử dụng chuột để di chuyển xuống.

Affiliate marketing

Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng. Tiếp thị/quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn không sở hữu để đổi lấy một khoản hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng của bạn hoặc đường dẫn mà bạn đã tạo ra.

Alexa Rank

Alexa Rank – Một biện pháp ước tính dựa trên lưu lượng truy cập đến một trang web. Con số này càng thấp thì càng tốt. Ví dụ, một trang web có số lượng xếp hạng Alexa là 40, trang web đó sẽ có lưu lượng truy cập được xếp cao hơn 200.

Avatar

Avatar là một bức ảnh hoặc hình ảnh đại diện cho bạn trên blog hoặc các trang web, trang mạng xã hội khác. Nó thường được hiển thị ở trang hồ sơ cá nhân hoặc các phần bình luận.

Authority

Authority – Uy tín: đánh giá tổng thể về một trang web đã dựa trên một loạt các yếu tố như phổ biến như lưu lượng truy cập, backlink s, số lần chia sẻ của trang web của bạn được trên truyền thông xã hội. Một trang web phổ biến là một trang web có mức đánh giá uy tín cao.

Authority Site

Authority Site – Trang web uy tín : Một trang web có uy tín trong niche của nó cũng được tạo nên với số lượng người đánh giá trang web đó tuyệt vời và với nội dung hữu ích và tuyệt vời.

Authorship

Authorship – Quyền Tác giả Google được sử dụng để xác định các tác giả của một nội dung cụ thể trên web thông qua tiểu sử trên Google+ của họ và nội dung tự sáng tạo của họ.

Below The Fold

Below The Fold – Các khu vực của một trang web mà người đọc không thể nhìn thấy nếu họ không dùng chuột kéo xuống cuối trang. Trong Email Marketing gọi là vùng hiển thị mù (vùng hiển thị bắt buộc người dùng phải cuộn hết cuối cùng email mới thấy được). Tránh để những lời kêu gọi hành động “ Call to action ” vào những khu vực này.

Blog hay WebLog

Blog là một có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web… Blog thường được duy trì bởi một cá nhân hoặc nhóm người. Blog cá nhân hoặc blog của doanh nghiệp thông thường sẽ bao gồm các mục bài viết thường xuyên về những bình luận, mô tả các sự kiện, hoặc những cái khác, ví dụ như hình ảnh và video.

Blogspot

Blogspot là dịch vụ tạo blog miễn phí hàng đầu của Google . Chính vì là “con đẻ” của “gã khổng lồ” nên blogspot được thừa hưởng rất nhiều ưu đãi mà không có dịch vụ blog miễn phí nào có thể sánh bằng, blogspot đơn giản, dễ đăng ký, chỉnh sửa, giao diện tiếng việt thân thiệt, đẹp mắt, SEO tốt… Với việc sở hữu một blogspot bạn hoàn toàn có thể “làm chủ” thế giới của mình: bạn có thể chia sẻ tình cảm, tâm trạng, nơi gặp gỡ bạn bè, chia sẻ những câu chuyện, hoặc thậm chí bạn có thể kiếm tiền online hoặc biến hóa 1 blog thành 1 shop bán hàng, trang web tin tức, thủ thuật, web xem phim, 1 wap game, web doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ …. mà hoàn toàn miễn phí.

Blogger

Blogger : Người viết bài cho blog được gọi là một blogger, và hành động viết blog được biết đến với tên là blogging. Google cũng có một website về blogging được gọi là Blogspot hay “blogger”.

Blog Network

Blog Network – Một bộ tập hợp của các blog thường được sở hữu bởi cùng một người mà được thiết lập nặc danh để cố gắng xắp đặt bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm thông qua các liên kết backlink s.

Blogroll

Blogroll đôi khi được viết là blog-roll, đây là một danh sách mà blogger liên kết đến những blog khác để đọc hoặc hỗ trợ trao đổi link.

Cache

Cache – Bộ nhớ cache: Các phiên bản tĩnh của các trang web động để giảm tải máy chủ, băng thông và tăng tốc độ trang.

Call To Action viết tắt CTA

Call To Action (viết tắt CTA) – Kêu gọi hành động: Các cụm từ hoặc các nút để khuyến khích người sử dụng để có một hành động nhất định nào đó. Ví dụ việc kêu gọi mọi người nhấp chuột vào một liên kết hoặc khuyến khích họ mua hàng. Làm nổi bật Action (To/Màu sắc chuẩn/ Hình dạng/ Font chữ/ Trang trí/ Vị trí) Làm hấp dẫn Action (Gia tăng value/ So sánh value/ Thời gian timing thúc giục/ Dấu hiệu khan hiếm) Làm rõ nghĩa Action (Chữ trong nút , Hình ảnh và text xung quanh/ Nghĩa của text) Call-to-Action trong email marketing : Là phần thông điệp bạn đưa ra trong email để hướng người đọc đến các hành động cụ thể như: nhấn vào nút “Mua hàng”, “Đăng kí”, click vào một đường link … Link tài liệu tham khảo của 01 đơn vị nổi tiếng  SEO k30 – CTA-Tuan Ha

Captcha

Captcha – Một phản ứng theo yêu cầu để giảm thư rác. Thường yêu cầu mọi người nhập vào các chữ cái con số mà họ nhìn thấy trong một hình ảnh hoặc giải quyết một vấn đề toán học đơn giản.

Comment

Comments là những bình luận, ý kiến của đọc giả để lại trên Blog hay diễn đàn. Đây là một cách hữu ích để bạn có thể kết nối với những người xem website của mình.

Content Networks

Content Networks là nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google . Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords .

Copywriting

Copywriting – Việc sử dụng các từ ngữ để tạo ra văn bản hấp dẫn thường được sử dụng để bán sản phẩm hoặc thu hút sự chú ý của người sử dụng.

Conversion (áp dụng Online)

Conversion (Online)  hay còn gọi là chuyển đổi trực tuyến. chỉ một hoạt động trực tuyến do một khách truy cập trang web thực hiện giúp hoàn thành mục tiêu dự tính của chủ trang. Ví dụ như mua hàng trực tuyến, tải về, hoặc xem nhiều trang của một website.

Conversion (áp dụng Offline)

Conversion (Offline)   hay còn gọi là chuyển đổi ngoại tuyến. chỉ một hoạt động ngoại tuyến do một khách truy cập trang web thực hiện giúp hoàn thành mục tiêu dự tính của chủ trang. Ví dụ như hoạt động mua hàng qua điện thoại hoặc tại các địa điểm thực.

Dedicated Hosting

Dedicated Hosting – Hosting chuyên dụng: Trang Web hosting mà không được phép chia sẻ với bất cứ ai khác. Bạn có một máy chủ chuyên dụng chỉ phục vụ trang web của bạn mà không chia sẻ tài nguyên với các trang web khác.

Dimension

Dimension là kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px…

Dripfeed

Dripfeed – Khi bạn tạo ra một hành động nhất định trong một khoảng thời gian. Như cho tạo ra 70 backlinks trong hơn một tuần, vậy tỷ lệ Dripfeed của họ là 10 mỗi ngày.

Veracity

Veracity là tính xác thực của dữ liệu. Với xu hướng Social ngày nay và sự gia tăng mạnh mẽ tính tương tác và chia sẻ của người dùng Mobile làm cho bức tranh xác định về độ tin cậy & chính xác của dữ liệu ngày một khó khăn hơn. Bài toán phân tích và loại bỏ dữ liệu thiếu chính xác và nhiễu đang là tính chất quan trọng của Big Data.

Variety

Variety là sự tăng lên về tính đa dạng của dữ liệu. Dữ liệu không chỉ ở dạng có cấu trúc, mà còn bao gồm rất nhiều kiểu dữ liệu phi cấu trúc nữa như video, hình ảnh, dữ liệu cảm biến, cũng như các file log. Dữ liệu của một doanh nghiệp hay một hệ thống thông tin ngày nay không còn đơn giản chỉ có một hoặc một vài loại dữ liệu nữa, mà tính đa dạng của nó cũng đang ngày càng tăng lên làm cho tính phức tạp của dữ liệu ngày càng phức tạp hơn.

Velocity

Velocity là sự tăng trưởng về mặt tốc độ. Bên cạnh sự tăng trưởng về khối lượng, tốc độ tăng trưởng của dữ liệu cũng tăng lên một cách chóng mặt. Một ví dụ đơn giản là trên các mạng xã hội đôi khi các thông báo cách đó vài giây (tweet, status,….) đã là cũ và không được người dùng quan tâm. Người dùng thường loại bỏ các tin nhắn cũ và chỉ chú ý đến các cập nhật gần nhất. Sự chuyển động của dữ liệu bây giờ hầu như là thực tế (real time) và tốc độ cập nhật thông tin đã giảm xuống đơn vị hàng mili giây.

Volume

Volume  là sự tăng trưởng về mặt khối lượng. Dữ liệu trong các hệ thống thông tin luôn luôn và không ngừng tăng lên về mặt kích thước (khối lượng). Chúng ta có thể tìm thấy dữ liệu trong các định dạng video, music, image lớn trên các kênh truyền thông xã hội. Khối lượng dữ liệu của một hệ thống thông tin có thể lên đến hàng Terabyte và Petabyte.

User Interface viết tắt UI

User Interface (viết tắt UI) – Giao diện người dùng là giao diện giữa người-dùng-cuối của một ứng dụng và phần mềm đằng sau nó. Trong một chiếc smartphone, màn hình người dùng của ứng dụng như Google Maps hay Facebook, thông qua đó người dùng có thể đưa vào thông tin và nhận phản hồi, đó chính là giao diện người dùng. Các nhà thiết kế website , nhà phát triển ứng dụng và kinh doanh thương mại điện tử dành nhiều quan tâm đến việc hiểu được yêu cầu của người dùng – chẳng hạn như họ muốn điều hướng như thế nào, menu yêu cầu có những gì – trước khi đi vào thiết kế UI cho ứng dụng của họ. Toàn bộ quá trình thu thập yêu cầu người dùng, đặt những yếu tố khác nhau của phần mềm và tạo ra một giao diện người dùng hiệu quả được gọi là thiết kế giao diện người dùng (UI design). Các thành phần của UI Design Bố cục Màu sắc Kiểu chữ Đồ họa

User Experience viết tắt là UX

User Experience (viết tắt là UX ) – Trải nghiệm người dùng là cách một người cảm nhận khi giao tiếp với một hệ thống. Hệ thống có thể là một trang web, một ứng dụng web hoặc phần mềm máy tính, và trong bối cảnh hiện đại, thường được biểu hiện bằng một số hình thức tương tác giữa con người – máy tính ( Human-Computer Interaction viết tắt HCI). Những người làm việc về UX (gọi là nhà thiết kế UX ) nghiên cứu và đánh giá cách người dùng cảm nhận về một hệ thống, nhìn vào những vấn đề như tính dễ sử dụng, cách nhận thức về giá trị của hệ thống, tính tiện ích, sự hiệu quả khi thực hiện các tiến trình,…

Ebook

Ebook – Sách điện tử : Một phiên bản kỹ thuật số của một cuốn sách có thể được phân phối trong một số định dạng nhất địch bao gồm cả định dạng file pdf hoặc cho một thiết bị như Kindle của Amazon.

Expired Domain

Expired Domain – Tên miền hết hạn: Một miền hết hạn là một tên miền trước đây đã được đăng ký bởi những người khác nhau nhưng họ đã quyết định không gia hạn thêm cho nó và để cho nó hết hạn.

Fat head keyword

Fat head keyword : Là những từ khóa ngắn, tên thương hiệu v..v.. Nó được lựa chọn mang tính chiến lược dài, chi phí đầu tư cũng cao và thời gian dài, cần sự đầu tư lớn

Favicon

Favicon là một ảnh nhỏ, điển hình như logo hoặc biểu tượng khác cho trang web của bạn, nó xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt, các trang yêu thích hoặc bookmark .

Feed

Feed là một nguồn tin được sử dụng để cung cấp cho các người dùng với thường xuyên đăng ký nhận thông tin. Feed thường được cung cấp dưới dạng 1 đường link RSS. Ví dụ Feed của blog tôi là: http://thuatngumarketing.com/feed

Fold

Fold là một ranh giới vô hình trên trang web của bạn, nói đơn giản cho dễ hiểu nó chính là điểm nằm ngay phía trên thanh trạng thái (status bar) của trình duyệt. Khi mở website ra xem, nó chính là ranh giới của phần được thấy và phần không nhìn thấy (muốn thấy phải kéo xuống)

Google Bowling

Google Bowling – Cố gắng hạ thấp các trang web của các đối thủ cạnh tranh trong bảng xếp hạng của Google. Việc này hiện nay được gọi là SEO tiêu cực.

Hacker

Hacker – Một lập trình viên máy tính có tay nghề cao. Thường bị nhầm lẫn với định nghĩa Cracker. Cracker giống như một hacker, nhưng với mục đích bất hợp pháp hoặc là mục đích không tốt.

Hits

Hits – Số lượt truy cập: Tổng số lần trang web của bạn được truy cập. Một hit là một độc giả ghé vào thăm trang web của bạn.

Htaccess

Htaccess – Một tập tin cấu hình máy chủ web Apache có thể được sử dụng để tạo ra chuyển hướng, ngăn chặn thư rác và tăng độ bảo mật cho trang web của bạn…

Sales Engagement

Sales Engagement – Phối hợp Marketing và Sales: Đã trở thành quan điểm xuyên suốt của Marketing Chiến Lược, để cho hoạt động marketing thành công thì cần phải làm cho marketing trở thành “triết lý kinh doanh” của công ty. Một số lý do vì sao marketing cần phải thường xuyên engage với sales: – Sales là bộ phận tương tác với marketing nhiều nhất, sales là bộ phận thực hiện các chiến lược marketing qua kênh phân phối. – Sales quản lý quan hệ khách hàng, với khách hàng sales là bộ mặt của công ty. Với công ty, sales là kênh nhận phản hồi từ khách hàng. – Sales tiếp xúc với thị trường hằng ngày nên sales hiểu khách hàng và nắm thông tin thị trường nhanh nhất, hiệu quả nhất. – Hiệu quả các hoạt động marketing được thể hiện qua doanh số bán hàng.

Visibility

Visibility – độ nhận diện tại điểm bán: có mặt trong cửa hàng thôi thì chưa đủ, vì nhiều khi bị nhét trong kẹt, mà còn phải được trưng bày trước mắt người tiêu dùng/người mua hàng lựa chọn

Marketing decision support system viết tắt MKDSS

Marketing decision support system – Một hệ thống hỗ trợ quyết định marketing (đôi khi viết tắt MKDSS) là một hệ thống hỗ trợ quyết định cho hoạt động tiếp thị. Hệ thống này được sử dụng để giúp các doanh nghiệp xét các kịch bản khác nhau bằng cách thao tác dữ liệu đã được thu thập từ các sự kiện đã qua.

Sampling

Sampling – Phát sampling hay phát mẫu thử là một hình thức marketing mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng vì họ được dùng thử sản phẩm để cảm nhận và tự cân nhắc quyết định mua hàng.

Point of purchase ( viết tắt POP)

Point of purchase ( viết tắt POP) hay khu vực mua hàng, trưng bày tại các điểm bán lẻ, được hiểu là chương trình tiếp thị hay khuyến mãi bán hàng. Những điểm bán hàng này được đặt ở nơi dễ dàng thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng mua hàng. POP giúp quản lý các hoạt động bán lẻ tại nhiều cửa hàng. MỘT ĐIỂM BÁN HÀNG CẦN GÌ? Light box: chiếc hộp có gắn bóng đèn phía sau, để chiếu sáng poster quảng cáo Động lực mua sắm: tạo cho khách hàng những quyết định mua sắm nhất thời. Đòi hỏi điểm bán hàng phải có điều gì đó đặc biệt để ngay lập tức thu hút sự chú ý, ví dụ: poster bắt mắt, trang trí quầy mới lạ… Hàng mẫu: giúp khách hàng có thể trải nghiệm được sản phẩm ngay tại điểm bán hàng này. Giúp họ có sự hình dung rõ ràng và niềm tin vào sản phẩm.

Visual Merchandising viết tắt VM

Visual Merchandising (VM) – là sự kết hợp của: nghệ thuật sắp đặt, thời trang và kiến trúc – nội thất. Đó là công việc sắp đặt, thiết kế từ những ý tưởng mới lạ, độc đáo thậm chí là kì quái trong việc trưng bày một sản phẩm bên trong cửa hàng hay cửa sổ trưng bày – mà phần lớn được áp dụng tại những cửa hàng thời trang từ bình dân đến cao cấp. Nhằm gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của cộng động và đem đến lợi ích cuối cùng là tăng doanh số bán hàng của thương hiệu. Cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể được hiển thị để làm nổi bật các đặc tính và lợi ích của chúng. Mục đích của việc bán hàng trực quan đó là thu hút, thu hút và khuyến khích khách hàng mua hàng.Bán hàng trực quan thường xảy ra trong các không gian bán lẻ chuyên nghiệp như Store, Department.

Sales promotion

Sales promotion hay còn gọi là khuyến mãi cho người tiêu dùng là một trong những công cụ khá hiệu quả của Promotion (Chiêu thị) Sale promotion khác thuật ngữ trade promotion . Promotion nếu hiểu theo nghĩa rộng là chính sách xúc tiến (có thể bao gồm các công cụ quảng cáo, PR, giảm giá các loại), là một khái niệm rộng hơn nhiều so với giảm giá. Nói cách khác, promotion là những nỗ lực để tăng lượng bán sản phẩm, nếu sử dụng trong trường hợp giảm giá là rất thiếu chính xác. Tuy nhiên, không hiểu vì sao thuật ngữ này được sử dụng tương đối rộng rãi ở VN để thay cho giảm giá. Sale promotion thì các chương trình tập trung vào khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng còn trade promotion (khuyến mại) tập trung vào khách hàng là đại lý, nhà phân phối. Nên các chương trình của hai bên thường khác nhau.

Trade & Consumer Promotion

Trade & Consumer Promotion: Khuyến khích mua hàng là một công cụ thuộc loại thúc đẩy bán hàng ( sales promotion ) của hoạt động truyền thông marketing. Bản thân tên của công cụ đã nói lên ý mục đích sử dụng của công cụ nầy. Khách hàng mục tiêu mà các chương trình khuyến khích mua hàng nhắm đến là người tiêu dùng, nó được sử dụng nhằm thúc đẩy người tiêu dùng tìm đến một thương hiệu bằng cách cung cấp phần thưởng khuyến khích cho hành động đó.

Below the line viết tắt BTL

Below the line (viết tắt BTL) còn được hiểu là PUSH MARKETING hoặc Brand Activation là các họat động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng với mục đích ngắn hạn và tạo hiệu quả trực tiếp, ví dụ như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ. Các hoạt động chính là Trade & Consumer Promotion, Merchandising. Chi tiết hơn sẽ là POP (Point Of Purchasing), Promotion Campaign & Sampling (các loại chương trình khuyến mãi và cho dùng thử sản phẩm), Direct marketing & Activations (các hoạt động tiếp thị trực tiếp, tác động thẳng đến người tiêu dùng tại gia đình, tại retailers hoặc các Camps ở những nơi công cộng). Các hoạt động này thường là Trade Marketing Team sẽ đảm nhận. BTL liên quan tới Trade Marketing , tác động vào 2 đối tượng là shopper (người mua hàng) và retailer (nhà bán lẻ). Trade Marketing là một phân ngành khá mới mẻ, xuất hiện tại các tập đoàn hàng đầu ch

Shopper marketing

Shopper marketing là một quan niệm tiếp thị mới. Quan niệm này lấy người đi mua hàng (shopper) làm đối tượng mục tiêu để nghiên cứu, tìm kiếm cách thức truyền thông nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi hành vi tiêu dùng thành hành vi xem và ra quyết định chọn mua. Shopper marketing tạo nên toàn bộ trải nghiệm mua sắm cho những người mua hàng tiềm năng tại từng điểm bán hàng cụ thể, từ đó tìm kiếm lợi nhuận từ mỗi dịp bán hàng, mỗi cơ hội thuyết phục khách hàng tiềm năng trước, trong và sau khi họ trải nghiệm mua sắm. Shopper marketing là một nỗ lực tiếp cận hoàn hảo để hoạt động tiếp thị có hiệu quả hơn tại điểm bán, bao gồm cả việc thu hút người dùng (consumer) đến với cửa hàng và biến người đi mua (shopper) thành người mua (buyer). Mua hàng là một hành trình biến đổi từ khi có nhu cầu đến khi mua hàng. Hành trình này diễn ra ở tất cả các kênh giao tiếp online lẫn offline, bao gồm: hoạt động truyền thông, đóng gói bao bì, trưng bày giới thiệu sản phẩm, tư vấn thuyết phục mua, trải nghiệm sả

Point Of Sales Material viết tắt POSM

Point Of Sales Material (viết tắt POSM) là các vật dụng giới thiệu về thương hiệu, mục đích nhằm hỗ trợ bán hàng tại các điểm bán lẽ, nhãn hàng tiêu dùng. Chúng ta có thể nhìn thấy POSM qua các hình ảnh: cờ dây, standee, hanger, woobber, kệ trưng bày, kệ mica, kệ chứa hàng… Bên cạnh đó POSM thể hiện được thông tin mà nhà cung cấp muốn gởi đến cho khách hàng thông qua sự thẩm mỹ về bao bì, chính sách khuyến mãi, thông tin sản phẩm. Điều đó nhấn mạnh một phần chiến lược truyền thông quảng cáo để nâng cao năng suất bán hàng, gây sự chú ý của người tiêu dùng.

Income Report

Income Report – Báo cáo thu nhập: Một trang web thu nhập và chi phí hàng tháng thường được biên soạn trong một định dạng báo cáo công khai theo dõi tiến độ và tăng trưởng.

Keyword Research

Keyword Research – Nghiên cứu từ khoá: Nghiên cứu từ khóa để đánh lừa về khối lượng tìm kiếm với mục đích thương mại và tăng độ cạnh tranh trong công cụ tìm kiếm.

Keyword Spam

Keyword Spam – Spam từ khóa: Khi bạn lặp lại một từ khóa trên một trang nhiều lần thông qua một loạt các phương pháp để diều khiển các công cụ tìm kiếm.

Link Pyramid

Link Pyramid – Liên kết Kim tự tháp – Một mô hình backlink dạng kim tự tháp mà trang web của bạn là đỉnh. Ví dụ: Trang web của bạn có thể có 100 liên kết trỏ đến nó. Mỗi liên kết trong 100 liên kết đó, có thể có 200 liên kết trỏ vào nó. Và mỗi liên kết trong 200 liên kết đó, có thể có 300 liên kết trỏ nó vào chúng tạo ra một cấu trúc kim tự tháp.

Made For Adsense viết tắt MFA

Made For Adsense – Thực hiện với Adsense (MFA) – Trang web được xây dựng đặc biệt để kiếm tiền với chương trình Google Adsense . Đây thường là các trang web có chất lượng kém với ít hoặc không có nội dung gốc. Các trang web MFA có thể sử dụng nội dung được sao chép hoặc “crawl” từ các trang web khác hoặc nội dung được tạo ra bởi máy tính. Mục đích là làm cho nội dung hướng đến các từ khóa AdSense trả tiền cao. Nhiều trang web MFA cũng có lợi nhuận từ việc chênh lệch. Tạo nội dung cho mục đích duy nhất để treo quảng cáo là vi phạm Điều khoản Dịch vụ của Google, “nội dung trang có liên quan hay không”.

Google AdSense

Google AdSense là một dịch vụ quảng cáo của Google . Người viết web hay thậm chí là cả blog có thể đăng ký vào chương trình này để đăng các quảng cáo dưới dạng văn bản, hình ảnh, và mới đây là cả video trên trang web của mình. Những mẩu quảng cáo này được điều phối bởi Google và tạo ra lợi nhuận trên nguyên tắc tính tiền cho mỗi cú nhấp chuột và tính tiền cho mỗi ấn tượng. Google hiện nay đang thử nghiệm beta cho dịch vụ dựa trên tính tiền cho mỗi hành động. Google sử dụng công nghệ tìm kiếm của mình để đưa ra các đường dẫn quảng cáo tương thích với nội dung, nơi ở của người truy cập, ngôn ngữ cũng như nhiều yếu tố khác của trang web sử dụng AdSense. Những người muốn đăng quảng cáo thông qua hệ thống AdSense thì có thể đăng ký thông qua AdWords . AdSense đã trở thành dịch vụ quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất nhờ vào “hòa hợp” của nội dung quảng cáo với nội dung của trang web, khác hẳn cách quảng cáo dùng banner vẫn phổ biến trước đây. Ngoài ra vị trí đặt các links quảng cáo của AdSen

Meta Robots

Meta Robots – Một thẻ meta đặt trong phần đầu của một trang web để giúp cho các công cụ tìm kiếm index hoặc follow trang cụ thể. Cấu trúc: <meta name=”robots” content=”giá trị” /> Meta Robots có nhiều giá trị nhưng thường thì một trang nên sử dụng 3 giá trị sau đây: noodp: Ngăn cản các công cụ tìm kiếm tạo các mô tả description từ các thư mục danh bạ Web DMOZ như là một phần của snippet trong trang kết quả tìm kiếm. index: Đánh chỉ số trang. follow: Bọ tìm kiếm sẽ đọc các liên kết văn bản trong trang và sau đó sẽ xử lý, truy vấn nó. Cách giá trị cách nhau bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: noodp,index,follow.

Monetize

Monetize – Kiếm tiền: Giới thiệu các tính năng cho trang web đó cho phép trang web đó có thể kiếm tiền. Đây có thể là trong các hình thức quảng cáo banner, tiếp thị liên kết hoặc tung ra một sản phẩm / dịch vụ.

Noindex

Noindex – Một tag được sử dụng để cho các công cụ tìm kiếm không index cho các trang hiện tại. Bạn cũng có thể không index cho toàn bộ phần của các trang web với các tập tin robots.txt.

Organic Link

Organic Link – Liên kết tự nhiên: Một backlink vào trang web của bạn được tạo ra một cách tự nhiên bởi các nhà quản trị trang web khác.

Payment Threshold

Payment Threshold là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

PHP

PHP – Một ngôn ngữ lập trình cũng được gọi là siêu văn bản Preproccesor và thường được sử dụng để phục vụ nội dung động và tương tác với cơ sở dữ liệu.

Plugin

Plugin – Một tập tin hoặc bit của code có thể dễ dàng cài đặt thêm chức năng mới vào một trang web hoặc hệ thống quản lý nội dung. Ví dụ như các Plugin của WordPress .

Popunder

Popunder – Một quảng cáo, biểu ngữ hoặc trang web được tự động kích hoạt để xuất hiện bên dưới các trình duyệt web hiện nay. Đây được xem là một hình thức phô trương quảng cáo.

Popup

Popup – Một quảng cáo, biểu ngữ hoặc trang web được tự động kích hoạt để xuất hiện trên đầu trang của các trình duyệt web hiện tại và rất hữu ích để cung cấp thông tin.

Shared Hosting

Shared Hosting:   Website lưu trữ được chia sẻ với các trang web khác. Các nguồn tài nguyên máy chủ được chia sẻ bình đẳng giữa những người sử dụng do đó shared hosting là rất tốt cho các trang web nhỏ.

Site Audit

Site Audit – Trang web Kiểm toán: Tiến hành một đánh giá đầy đủ hoặc phân tích của một trang web để đáp ứng một loạt các mục tiêu. Như đảm bảo người dùng trải nghiệm “mượt mà” bằng cách kiểm tra các liên kết bị hỏng hoặc một kiểm toán SEO sâu sắc đến các vấn đề SEO tại chỗ. SEO Audit là một công đoạn khá quan trọng và cần thiết xuyên suốt trong quá trình thực hiện một chiến dịch SEO tổng thể. SEO Audit là công việc cần làm của hầu hết các chuyên gia SEO khi thực hiện bất kỳ dự án SEO nào. Khi tiến hành làm SEO Audit, các chuyên gia SEO sẽ xem xét, đánh giá và phân tích website của bạn. Từ đó, so sánh với các tiêu chí của các bộ máy tìm kiếm và thống kê lại những tiêu chí mà website của bạn đạt hay chưa đạt. Cuối cùng, các chuyên gia SEO sẽ đưa ra một bảng kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn một cách cụ thể.

Sitelinks

Sitelinks – Liên kết trang web : Một danh sách các liên kết đến trang liên quan bên trong mà xuất hiện bên dưới kết quả cụ thể trên trang kết quả tìm kiếm.

Social Share

Social Share – Chia sẻ xã hội: Khi một người sử dụng chia sẻ trang web của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội. Ví dụ họ đang bấm vào một nút like, tweet hoặc đăng nó trên Google+ .

Social Signals

Social Signals – Tín hiệu xã hội: Một đo lường SEO ngoại vi có thể xác định sự phổ biến của một trang web cụ thể dựa trên số lần nó được chia sẻ và thảo luận trên các trang web truyền thông xã hội.

Spinning

Spinning – Trộn – Khi bạn có một nội dung hay và đặc sắc và ‘trộn’ nó với các từ và câu thay thế để tạo ra hàng trăm bài viết độc đáo.

Social Networks

Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực: – Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…; – Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net… – Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info… – Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn – Mạng cập nhật tin tức: Twitter – Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến – Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp… – Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com… – Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

TAG hay tag

TAG hay Tag là những từ khóa bạn dùng tựa như nhãn tên để mô tả hoặc tập hợp các bài blog. Thêm tag vào bài viết giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm được bài viết cần tìm thông qua từ khóa chính. Điều đó mang lại sự tương tác cao giữa thông tin và người đọc và giúp họ có thể chọn lựa thông tin trước khi đọc. Hơn thế nữa, tag giúp diễn đàn, blog, website có hạng cao trên google thông qua những từ khóa nhất định.

Tiered Link Building

Tiered Link Building – Xây dựng Liên kết Tầng:  Một cấu trúc backlink mà có dạng kim tự tháp với trang web của bạn ở đỉnh. Ví dụ trang web của bạn có thể có 100 liên kết trỏ đến nó (tầng 1). Mỗi liên kết trong 100 liên kết đó có thể có 200 liên kết trỏ vào họ (tầng 2). Và mỗi liên kết trong 200 liên kết đó, có thể có 300 liên kết trỏ vào họ (tầng 3) tạo ra một cấu trúc kim tự tháp. Tier 1 – Lớp / tầng đầu tiên của backlinks trỏ đến trang web của bạn trong một liên kết xây dựng tầng hoặc mô hình backlinks kim tự tháp. Tier 2 – Lớp thứ hai / tầng backlinks trỏ đến lớp / tầng đầu tiên của backlinks trong một liên kết xây dựng tầng hoặc mô hình backlinks kim tự tháp. Tier 3 – Lớp thứ ba / tầng backlinks trỏ đến lớp / tầng thứ hai của backlinks trong một liên kết xây dựng tầng hoặc mô hình backlinks kim tự tháp.

User Generated Content viết tắt UGC

User Generated Content viết tắt UGC – Độ tương tác sâu của người dùng: là lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng, UGC giúp thương hiệu đo lường mức độ tác động của chiến dịch truyền thông, khiến họ phải chủ động tạo ra các nội dung liên quan đến thương hiệu. Nếu hầu hết các bài đăng trong chiến dịch chỉ do thương hiệu tự nói về mình thì khó tạo được sự tác động lớn trong cộng đồng. Người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn, họ ít tin vào quảng cáo, những điều mà thương hiệu tự nói về bản thân, mà họ tin vào những chia sẻ từ bạn bè hay cộng đồng mạng xã hội của mình. Để chiến dịch social media marketing thành công trong việc làm cho người tiêu dùng không những quan tâm mà còn cùng tham gia lan truyền thông điệp, marketer cần khai thác tính “social” tốt hơn bằng cách chú trọng tính liên quan và hữu ích của thông tin đưa đến đối tượng khách hàng mục tiêu. User Generated Content (viết tắt UGC) – Người dùng tạo nội dung: Khi người dùng tạo ra nội dung trên trang web của bạn, hoặc

Web 2.0

Web 2.0  :Đề cập đến giai đoạn chuyển tiếp của các trang web từ các trang web tĩnh đến các trang web cho phép chia sẻ và tương tác. Đây là thế hệ thứ hai của trang web.

Wiki

Wiki : Một dạng web cho phép người sử dụng thêm, sửa đổi thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng. Các thông tin này sẽ được các nhà quản duyệt để đảm bảo công bằng thông tin.

Forum Seeding

Forum Seeding (hay còn gọi là Online Seeding) là một hình thức Online Marketing phổ biến trên Internet hiện nay. Forum Seeding là chỉ những sự gieo mầm trên các diễn đàn, trên các cộng đồng mạng, trên các phương tiện mà máy tính và mạng có thể vương tới nhằm một mục đích truyền đạt thông điệp có lợi cho thương hiệu.

Seeding và Seeder là gì

Seeding là người đi làm các công việc cụ thể như tạo dựng 1 topic 1 câu chuyện rồi đóng nhiều vai để đưa topic đó trở thành một đề tài sôi nổi trên cộng đồng mạng . Người làm công việc này thì gọi là Seede r. Seeder là người đi làm các công việc cụ thể như tạo dựng 1 topic 1 câu chuyện rồi đóng nhiều vai để đưa topic đó trở thành một đề tài sôi nổi trên cộng đồng mạng , nhằm dẫn dắt , dắt mũi người khác vào mục đích riêng của mình. Người làm công việc này thì gọi là Seeder.

Key opinion leaders viết tắt KOL hay KOLs

Key opinion leaders (viết tắt KOL hay KOLs) là những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng, bao gồm: diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ hài… được nhiều người biết đến (trên diện rộng). Việc lựa chọn KOLs phù hợp với nhãn hàng / sản phẩm / dịch vụ rất quan trọng cho campaign, Marketers phải lường trước được hết những vấn đề có thể phát sinh xảy ra với KOLs này trong tương lai – trường hợp có scandal thì phương án back-up (dự phòng) là gì ?  ai sẽ là người thay thế ? Dùng KOLs trong các campaign mang tính chất “push trend” cho nhãn hàng trên social trong 01 khoảng thời gian ngắn, điều này giúp đạt rất nhanh lượng KPIs về thống kê đo lường (thường là engagement, people talking about…) KOLs gồm 03 nhóm:  Celeb hay “celebrity”: người nổi tiếng, SAO, có sức ảnh hưởng đến nhiều người trong 01 nhóm tuổi hoặc ngành nghề nào đó. Celeb là những người có thể làm đại sứ nhãn hiệu, đại diện hình ảnh cho các nhãn hàng. Influencer hay còn gọi là “người gây ảnh hưởng”,  bất kỳ người dùng Online

Hot profile

Hot profile ( Người dùng có “tiếng”) không phải ai cũng là influencer , đổi lại không phải influencer nào cũng sở hữu hot profile. Hot profile là nơi bạn có thể tìm thấy 1000 likes của 1 cái post không cần nội dung, 1 chữ “A” cũng đem tới cả ngàn like. Hot profile có rất nhiều thể loại như Hotgirl, Hotboy, Nhân vật nổi tiếng trên Haivl, Fanpage cung hoàng đạo, fanpage bán mỹ phẩm, quần áo online… Nhưng influencer thì phải là người thật, việc thật, người ta đặt lòng tin, xem và nghe, đọc và suy ngẫm những gì họ nói. Thông tin giá trị sẽ có nhiều likes + comments. Thông tin chán thì lượt likes và comments giảm vô cùng cực. Con số cao nhất là con số thực và ra đường người ta vẫn có thể nhận diện được influencer bằng tên profile của họ. Giá trị mà họ tạo dựng được là uy tín về thông tin chứ không phải là sự ồ ạt gom likes từ việc khoe khoang trào lưu và phát tán bản tin thời cuộc. Hot profile có thể ngày 1 ngày 2 nhưng Influencer thì phải dài lâu mới xây dựng được.

Influencer Marketing

Influencer Marketing là phương thức tiếp thị qua những người có sức ảnh hưởng xã hội đến đối tượng mục tiêu. Và điều quan trọng là “người gây ảnh hưởng” đó phải có tác động “dẫn dắt, gợi ý” để thuyết phục người khác hành động theo kết quả dự định. Influencer marketing là một hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp bạn làm điều đó. Những người ảnh hưởng sẽ lan truyền tiếng nói của họ thông qua các kênh mạng xã hội với nội dung hoặc là do nhãn hàng biên soạn trước hoặc do người ảnh hưởng tự viết theo cách của họ. Tham khảo thêm KOL , DOL

Earned media

Earned media (truyền thông lan truyền): các thảo luận tự nhiên, khi đó khách hàng trở thành kênh quảng bá của thương hiệu. Earned media có thể được xem như là kết quả của Paid media và Owned media , vì qua hai kênh truyền thông này, đối tượng của chiến dịch marketing mới được biết tới và khi khách hàng tự tạo ra những thảo luận về nó, Earned media được hình thành.

Owned media

Owned media (truyền thông sở hữu): là những kênh mà thương hiệu có thể quảng bá thuộc sở hữu của mình, bao gồm các trang fanpage trên mạng xã hội như kênh fanpage trên Facebook hay Youtube