Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn eCommerce

Tăng trưởng X3 số đơn hàng với Google Smart Shopping trong bán lẻ

  Ngày này thuật ngữ Online Marketing hay Online Media / Advertising có thể nói là quen thuộc hầu hết những anh chị em làm việc trong môi trường internet. Đặc biệt hơn, những doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hay phát triển thương mại điện tử nói chung, thì hầu hết phải thuộc lòng các loại hình thức Online Media / Advertising, kể cả đi đến Parformance Marketing. Chúng ta xác định rằng, việc đầu tư vào Online Media / Advertising làm sao cho hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp tăng trưởng cả về thương hiệu (qua lượt truy cập) cũng như tăng trưởng về mặt doanh thu (số đơn hàng, số đơn hàng, số khách hàng) là bài toán mà các Marketer cũng như BOD trong các doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Qua bài viết này, Thinkdigital với kinh nghiệp triển khai Google Smart Shopping trên nền tảng Haravan Omnichannel chia sẻ về cách làm sao “Tăng trưởng X3 số đơn hàng với Google Smart Shopping trong bán lẻ”. Hầu hết các doanh nghiệp SMEs hiện tại khi tham gia phát triển Thương Mại Điện Tử điều

Những lưu ý khi triển khai Hóa Đơn Điện Tử cho bán lẻ

  Những lưu ý khi triển khai Hóa Đơn Điện Tử cho bán lẻ Tháng Tám 24, 2021 chat_bubble_outline 0 comment(s) Ngày 19/10/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2022. Theo đó, một số quy định về lập hóa đơn điện tử có điểm khác so với Nghị định 119/2018/NĐ-CP và quy định hiện hành. Hóa đơn điện tử là gì Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử (thông thường là file PDF hoặc file hình ảnh). Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Tham khảo 03 Nghị Định chính được Chính Phủ và Bộ Tài Chính ban hàng về Hóa

Google Trusted Stores

Khả dụng tại Anh, Pháp, Đức, Úc và Nhật Bản. Google Trusted Stores là chương trình chứng nhận miễn phí giúp người mua sắm khám phá các cửa hàng trực tuyến luôn cung cấp trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Khi đã được chứng nhận, cửa hàng của bạn được công nhận với một huy hiệu để cho người mua hàng thấy doanh nghiệp của bạn được đánh giá cao bởi khách hàng của bạn, cung cấp vận chuyển đáng tin cậy và mang đến dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Huy hiệu này cũng hiển thị quảng cáo Danh sách sản phẩm của bạn trên Google Shopping. Như một phần của chương trình, Google thu thập thông tin phản hồi từ những khách hàng được chứng nhận chọn tham gia cuộc khảo sát về trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng của bạn. Thông tin phản hồi này của khách hàng đóng góp vào việc xếp hạng người bán hàng, thể hiện trên huy hiệu Trusted Stores, với các quảng cáo của bạn trên Google Shopping và Quảng cáo văn bản AdWords của bạn. Nếu bạn là người bán hàng ở Vương Quốc Anh, Pháp, Đức, Úc hoặc Nhật Bản, bạn có thể sử dụng Trì

Brand Advocacy Ratio viết tắt BAR

Brand Advocacy Ratio viết tắt BAR – Tỷ lệ ủng hộ thương hiệu: đánh giá cách thức từ hoạt động marketing đến để khách hàng Nhận biết (Awareness) đến việc chuyển đổi nhận thức thương hiệu thành Lòng trung thành hay Ủng hộ thương hiệu (Advocate). Marketers có trách nhiệm trong việc kiểm tra và đo lường hành trình mua hàng của khách hàng , đó là mọi tương tác của khách hàng trực tiếp và gián tiếp với thương hiệu. Do đó, việc đánh giá các tương tác trong  hành trình mua hàng của khách hàng có thể dẫn đến việc xác định trực tiếp các cơ hội để cải tiến. Chỉ số  PAR  càng tăng/lơn có nghĩa là hàng hoá dễ bán; trong khi BAR cao hơn có nghĩa là nhiều người sẽ ủng hộ thương hiệu trên thị trường (dưới hình thức word of mouth ). Điều này cũng có nghĩa là thương hiệu này có một danh tiếng tốt trên thị trường.

Purchase Action Ratio viết tắt PAR

Purchase Action Ratio viết tắt PAR – Tỷ lệ hành vi mua hàng: chỉ số này xuất phát từ chính mô hình 5A và đo lường hành trình từ Nhận biết (Awareness) đến Mua hàng (Action). Ví dụ sau khi chạy một chiến dịch quảng cáo, chúng ta đo lường được tỷ lệ nhận biết thương hiệu là 90%, nhưng tỷ lệ mua hàng chỉ có 20%. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang bỏ lỡ đến 70% tỷ lệ người nhận biết thương hiệu, không thúc đẩy được họ mua hàng (Action). Khi đó chúng ta sẽ nhận biết được vấn đề đang nằm ở các bước Thu hút (Appeal) và Tìm hiểu (Ask). Từ đó tìm ra hướng xử lý vấn đề. Tỷ lệ này đo lường xuyên suốt hành trình mua hàng của khách hàng và giúp các doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn về hoạt động marketing, không phân biệt online hay offline, ứng dụng công nghệ số hay truyền thống. Hai chỉ số này thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh khá rõ ràng và phương pháp đo lường khá đơn giản. Công thức:

Product Manager viết tắt PM (trong e-commerce)

Product Manager viết tắt PM (trong e-commerce) – Giám đốc sản phẩm: là người chịu trách nhiệm chính trong việc sắp xếp và lên lịch các tính năng cần và đủ để một website e-Commerce vận hành trơn tru. PM phải là người hiểu được mục đích và nhiệm vụ của kế hoạch kinh doanh; phải hiểu được giá trị cốt lõi (core-value) và con đường mà doanh nghiệp đó chọn đi. Điều này là kim chỉ nam cho việc ưu tiên và tối ưu hóa nguồn lực. Các tính năng này có thể được chia ra ở cấp độ high-level thành các nhóm tính năng nhỏ như sau: thông tin sản phẩm, ghi nhận giao dịch và quan hệ khách hàng. Tính năng thông tin sản phẩm: liên quan đến các thông điệp, hình ảnh đến khách hàng, thể hiện sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, điều khoản điều lệ và FAQs. Các tính năng này có mục đích thể hiện làm sao người mua dễ dàng thu thập thông tin theo cách thuận tiện nhất và tiếp cận các món hàng một cách nhanh nhất; nó cũng bao gồm mục đích tạo ra các navigation và các khu vực đặc biệt để người mua dễ dàng tìm thấy điều mì

Cost per sales

Cost per sales (hay Pay per sales): chi phí trên 01 đơn hàng hay đơn vị sản phẩm bán ra được đo lường từ kênh quảng cáo mang lại. VD: chạy Google Adword chi phí 10,000,000 VNĐ bán được 100 sản phẩm/đơn hàng => chi phí để bán được một sản phẩm/đơn hàng là 100,000 VNĐ. Từ chi phí Cost per sales này tính ra tiếp ROI và CIR của kênh hoặc campaign marketing.

Conversion Rate Optimization viết tắt CRO

Conversion Rate Optimization (viết tắt CRO) gọi là “tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi“ nhằm mục đích tăng tỷ lệ khách truy cập vào một trang web nhất định mà chuyển đổi thành khách hàng hoặc hướng người dùng thực hiện những hành động nhất định trên website . CRO là 01 quá trình tracking và phân tích đánh giá trên lịch sử báo cáo của các kênh marketing & sales báo cáo trước đó, từ đó mới phân đoạn và tối ưu tại từng bước trong quá trình mua hàng của khách hàng từ lúc: thấy quảng cáo, vào website, hành động liên hệ, đơn hàng được chốt, và Chăm sóc khách hàng sau đó. Mỗi phân đoạn sẽ được tracking liên tục và tối ưu để tăng tỷ lệ chuyển đổi này lên (sau khi tìm ra nguyên nhân cản trở).

Affiliate marketing

Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng. Tiếp thị/quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn không sở hữu để đổi lấy một khoản hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng của bạn hoặc đường dẫn mà bạn đã tạo ra.

Call To Action viết tắt CTA

Call To Action (viết tắt CTA) – Kêu gọi hành động: Các cụm từ hoặc các nút để khuyến khích người sử dụng để có một hành động nhất định nào đó. Ví dụ việc kêu gọi mọi người nhấp chuột vào một liên kết hoặc khuyến khích họ mua hàng. Làm nổi bật Action (To/Màu sắc chuẩn/ Hình dạng/ Font chữ/ Trang trí/ Vị trí) Làm hấp dẫn Action (Gia tăng value/ So sánh value/ Thời gian timing thúc giục/ Dấu hiệu khan hiếm) Làm rõ nghĩa Action (Chữ trong nút , Hình ảnh và text xung quanh/ Nghĩa của text) Call-to-Action trong email marketing : Là phần thông điệp bạn đưa ra trong email để hướng người đọc đến các hành động cụ thể như: nhấn vào nút “Mua hàng”, “Đăng kí”, click vào một đường link … Link tài liệu tham khảo của 01 đơn vị nổi tiếng  SEO k30 – CTA-Tuan Ha

Secure Sockets Layer viết tắt SSL

Secure Sockets Layer (viết tắt SSL): Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. SSL là một chuẩn công nghiệp được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Conversion funnel

Conversion funnel là một thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng trong thương mại điện tử, dùng để mô tả theo dõi người tiêu dùng thông qua một trong những kênh quảng cáo nào đó trên Internet hoặc hệ thống tìm kiếm, dựa trên công tác điều hướng và chăm sóc khách hàng của một trang web thương mại điện tử để chuyển đổi người truy cập đó trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ, người mua hàng của mình. Conversion funnel là quy trình chuyển đổi hình phễu. Thuật ngữ dùng để chỉ lộ trình đi đến tỉ lệ chuyển đổi mong muốn do một nhà tiếp thị hoặc chủ trang web vạch ra. Mô chuyển đổi hình phễu nói chung là một quy trình tuyến tính, từng bước đưa một người truy cập trang thành người dử dụng sản phẩm, dịch vụ. Nó được khái quát như một hình phễu vì một số người dùng sẽ rời khỏi lộ trình này, chỉ còn lại ít người dùng hơn vào giai đoạn cuối so với ban đầu, nhóm đó sẽ “đi xuống đáy phễu” đến giai đoạn hoàn tất một giao dịch.