Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn CDP

Chief experience officer viết tắt CXO - so sánh với CMO

Chief experience officer viết tắt CXO  : Giám đốc Trải nghiệm khách hàng. Chức năng “quản trị trải nghiệm khách hàng” của CXO thường bị nhầm lẫn với quản trị quan hệ khách hàng. Với tư cách là người phát ngôn cho trải nghiệm khách hàng, vai trò của CXO là sáng tạo ra các chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm (customer centric strategy), đảm bảo từng khía cạnh của thương hiệu “chạm” tới người tiêu dùng theo cách làm họ hài lòng nhất. Nắm được nhiệm vụ của mình, CXO trong tổ chức cần đạt được mục tiêu: Thúc đẩy văn hóa định hướng trải nghiệm khách hàng (customer experience driven) trong nội bộ. Giúp khách hàng hiểu được sự nỗ lực của công ty đối với việc mang lại cho họ trải nghiệm tuyệt vời nhất. Thực hiện các chiến dịch để tăng cũng như duy trì sự trung thành và hài lòng của khách hàng. Nâng cao quan điểm, tăng nhận thức của khách hàng ở tất cả các chủ đề hay dự án của tổ chức. Đo lường tất cả các yếu tố hình thành trải nghiệm của khách hàng thông qua các chỉ số đo lường hiệu quả ( K

General Data Protection Regulation viết tắt GDPR

GDPR là Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection Regulation) vừa mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Từ ngày 25 tháng 5 năm 2018, bộ luật mới này sẽ bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư đối với các công dân EU nhưng cũng áp dụng với nhiều quốc gia khác theo nhiều cách. Do phần lớn các công ty công nghệ lớn đều hoạt động đa quốc gia nên GDPR sẽ tác động đến những thứ chúng ta dùng hàng ngày. GDPR được soạn ra là nhằm giải quyết một vấn đề tồn tại lâu nay trong làng công nghệ đó là nhiều công ty đang thu thập và lạm dụng thông tin người dùng. Chúng ta đều biết rằng kể từ thời đại Internet thì nhiều công ty vẫn đang hoạt động theo kiểu phải lấy càng nhiều dữ liệu người dùng càng tốt. Điều này không khó và vì vậy các công ty này chẳng có lý do gì mà từ chối một lượng dữ liệu khổng lồ, nhiều tiềm năng khai thác đến vậy từ chính người dùng sản phẩm/dịch vụ của họ. Vấn đề ở đây là trong vài năm qua, rất nhiều công ty đã không thành công

Phân tích RFM là gì ?

RFM  viết tắt của 03 từ recency, frequency, monetary: đây là một kỹ thuật phân tích được sử dụng để xác định lượng khách nào là khách hàng tốt nhất bằng cách kiểm tra mức độ gần đây khách hàng đã mua, tần suất họ mua, và số tiền khách hàng chi tiêu. Những khách hàng nào sẽ có nhiều khả năng mua hàng hóa/dịch vụ của bạn lần tiếp theo và họ sẽ mua bao nhiêu? Nếu có được lời đáp cho câu hỏi này, bạn sẽ cần phải dành sự quan tâm thỏa đáng đối với những đối tượng khách hàng hàng đầu đó. Trên thực tế, mô hình RFM có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi nêu trên. Về cơ bản, RFM là phương pháp dự báo, giúp bạn xác định đâu là những khách hàng có nhiều khả năng mua hàng hóa/dịch vụ nhất và có thể mua nhiều hơn.  Tính chất mới xảy ra (recency) Tính chung, khách hàng càng mới mua sản phẩm/dịch vụ của bạn thì càng có khả năng mua tiếp hàng của bạn, vì việc mua bán mới diễn ra nên khách hàng ít có khả năng tiếp xúc với các đối thủ cạnh tranh, trong khi nhu cầu của họ vẫn còn. Tần suất (frequency) Nhữ

Email warm-up - Tăng tỉ lệ email marketing vào Inbox

Email  warm-up là một quá trình “hâm nóng” địa chỉ IP của nhà cung cấp dịch vụ email marketing và tên miền của khách hàng được dùng cho việc gửi thông điệp đến người dùng qua kênh thư điện tử (email marketing). Để tăng tỉ lệ email vào Inbox, email gửi ra ngoài việc cần phải đáp ứng được những yếu tố cần thiết như: Domain khai báo đầy đủ các record (SPF là một ví dụ), tiêu đề và nội dung email không chứa những từ khoá dễ hiểu lầm là spam,… thì còn một vấn đề tối quan trọng nữa là địa chỉ IP có độ uy tín cao. Đối với một địa chỉ IP mới gửi email ra ngoài, việc gửi email sẽ có tỉ lệ vào inbox không cao, nhất là đối với việc gửi email đến các tổ chức lớn như Gmail hay Yahoo. Vì vậy nếu địa chỉ IP không gửi email ra ngoài trước đó 30 ngày thì cần phải được làm nóng (warm up) trong một khoảng thời gian để gầy dựng uy tín cho địa chỉ IP này. Warm-up một địa chỉ IP là việc tăng dần khối lượng email gửi ra ngoài bằng một địa chỉ IP với kế hoạch hợp lý. Quá trình tăng dần một cách từ từ này giúp

Cohorts

Cohorts là một phân khúc người dùng dựa trên thời điểm họ đăng ký sản phẩm. Mọi người đã đăng ký vào tháng 1 tương đương cả tháng 1 . Tất cả mọi người đã đăng ký vào tháng hai là trong toàn tháng hai. Nếu mỗi tháng KPI của bạn được cải thiện thì mọi thứ đang đi đúng hướng. Nếu bạn chỉ nhìn vào một số liệu duy nhất và tính trung bình cho tất cả người dùng kể từ khi bắt đầu sản phẩm, thì dữ liệu của bạn sẽ bị sai lệch bởi những mặt tốt và xấu của các chỉ số trong quá khứ và bạn không thấy mọi thứ đang diễn ra như thế nào với sản phẩm của bạn rõ ràng như bạn nên biết.

Hiểu rõ khái niệm CRM và CDP

Trong khoảng 3 năm nay, mọi người bàn luận khá nhiều về  CDP , DMP, CRM, Marketing automation…Nhưng mỗi platform đó có vai trò gì và ứng dụng trong thực tế như thế nào thì không nhiều người nắm rõ. Loạt bài này sẽ giải nghĩa giúp các bạn một số điểm quan trọng nhất . Bài đầu tiên là về CRM và CDP của anh Lê Nguyên Vũ, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng CX (customer experiences) 1. First thing first, CRM là gì nhỉ CRM đã được “phát minh” từ lâu, trước đây ứng dụng hầu hết trong các cty kinh doanh dịch vụ B2B và dần được “tiến hoá” để có thể hỗ trợ cho một vài cty B2C. Có thể nói CRM đầu tiên là Sieble (1993), sau này được Oracle mua lại. Và vào năm 1995, Gartner có định nghĩa CRM là front-office application (tức là những ứng dụng dành cho các hoạt động bán hàng, tương tác trực tiếp với khách hàng). Nếu nói CRM được thiết kế cho B2B vậy giải pháp nào được ứng dụng thực tế cho B2C? theo mình đó là CDP – sẽ nói về CDP ở bên dưới CRM là viết tắt của Customer Relationship Man