Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Business

Vertical Marketing System viết tắt VMS

Vertical Marketing  System  viết tắt VMS : Hệ thống marketing dọc là một trong các hệ thống phổ biến trong marketing. Một hệ thống marketing dọc VMS hoạt động như một thể thống nhất, gồm các nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Hoặc thành viên này là chủ của thành viên khác hoặc cho họ độc quyền kinh tiêu hoặc có quyền lực mạnh đến nỗi các thành viên kia phải hợp tác. Một VMS có thể do một nhà sản xuất, một nhà bán lẻ hay một nhà bán sỉ thống trị. VMS xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của kênh và điều giải xung đột do mỗi thành viên chỉ chạy theo lợi ích riêng của mình. Hệ thống marketing dọc thường được dùng để so sánh với hệ thống kênh marketing thông thường.

General Data Protection Regulation viết tắt GDPR

GDPR là Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection Regulation) vừa mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Từ ngày 25 tháng 5 năm 2018, bộ luật mới này sẽ bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư đối với các công dân EU nhưng cũng áp dụng với nhiều quốc gia khác theo nhiều cách. Do phần lớn các công ty công nghệ lớn đều hoạt động đa quốc gia nên GDPR sẽ tác động đến những thứ chúng ta dùng hàng ngày. GDPR được soạn ra là nhằm giải quyết một vấn đề tồn tại lâu nay trong làng công nghệ đó là nhiều công ty đang thu thập và lạm dụng thông tin người dùng. Chúng ta đều biết rằng kể từ thời đại Internet thì nhiều công ty vẫn đang hoạt động theo kiểu phải lấy càng nhiều dữ liệu người dùng càng tốt. Điều này không khó và vì vậy các công ty này chẳng có lý do gì mà từ chối một lượng dữ liệu khổng lồ, nhiều tiềm năng khai thác đến vậy từ chính người dùng sản phẩm/dịch vụ của họ. Vấn đề ở đây là trong vài năm qua, rất nhiều công ty đã không thành công

Hiểu rõ khái niệm CRM và CDP

Trong khoảng 3 năm nay, mọi người bàn luận khá nhiều về  CDP , DMP, CRM, Marketing automation…Nhưng mỗi platform đó có vai trò gì và ứng dụng trong thực tế như thế nào thì không nhiều người nắm rõ. Loạt bài này sẽ giải nghĩa giúp các bạn một số điểm quan trọng nhất . Bài đầu tiên là về CRM và CDP của anh Lê Nguyên Vũ, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng CX (customer experiences) 1. First thing first, CRM là gì nhỉ CRM đã được “phát minh” từ lâu, trước đây ứng dụng hầu hết trong các cty kinh doanh dịch vụ B2B và dần được “tiến hoá” để có thể hỗ trợ cho một vài cty B2C. Có thể nói CRM đầu tiên là Sieble (1993), sau này được Oracle mua lại. Và vào năm 1995, Gartner có định nghĩa CRM là front-office application (tức là những ứng dụng dành cho các hoạt động bán hàng, tương tác trực tiếp với khách hàng). Nếu nói CRM được thiết kế cho B2B vậy giải pháp nào được ứng dụng thực tế cho B2C? theo mình đó là CDP – sẽ nói về CDP ở bên dưới CRM là viết tắt của Customer Relationship Man

Hospitality

Hospitality là ngành công nghiệp liên quan đến dịch vụ khách hàng, bao gồm Du lịch – Dịch vụ – Khách sạn – Nhà hàng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học Hospitality có thể làm việc tại nhiều bộ phận với nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến dịch vụ khách hàng. Đó là dịch vụ khách sạn và nhà hàng; du lịch; dịch vụ; tổ chức sự kiện; hàng không; chăm sóc khách hàng,… Ở Việt Nam, chúng ta thường chỉ dịch Hospitality là ngành khách sạn – nhà hàng nhưng thực tế Hospitality được hiểu là các ngành dịch vụ khách hàng, trong đó bao gồm các hoạt động chào đón khách, cung cấp các nhu cầu khách cần và đưa tiễn khách hàng ra về trong sự hài lòng. Bởi Hospitality dịch ra tiếng việt có nghĩa là lòng hiếu khách, là việc sắp xếp, tiếp nhận và chăm sóc khách hàng để họ thấy thật thoải mái và ấm áp. Trên thực tế, hiện nay, hầu như mọi công ty và mọi tổ chức đều cần đến bộ phận dịch vụ khách hàng nên khi tốt nghiệp ngành học này bạn có cơ hội lựa chọn công việc và chỗ làm rất đa dạng. Các ngành nghề l

Business Model Canvas - Mô hình kinh doanh

Với mô hình kinh doanh Business model canvas thay vì giành hàng tháng để lập kế hoạch và nghiên cứu, những người khởi nghiệp chấp nhận một sự thật rằng: Những gì họ có trong ngày đầu tiên là một hàng loạt các giả thuyết chưa được kiểm chứng. Vì thế không nên viết bản kế hoạch hoành tráng nữa mà thay vào đó là bản tóm tắt các giả thuyết trong một mô hình kinh doanh có tên gọi Business Model Canvas (tạm gọi bản vẽ mô hình kinh doanh). Đây chính là bản mô phỏng cách thức tạo ra giá trị của doanh nghiệp và cho khách hàng của doanh nghiệp đó. Những công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, GE, P&G và Neslé đều sử dụng mô hình kinh doanh Business Model Canvas để quản lý chiến lược và tạo ra những động lực tăng trưởng mới. Trong khi đó những công ty còn non trẻ lại sử dụng trong việc tạo dựng một mô hình kinh doanh phù hợp. Mục tiêu chính của Canvas nhằm giúp các công ty bước ra khỏi tư duy về chiến lược tập trung phát triển sản phẩm, thay vào đó là hướng về thiết kế mô hình ki