Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2016

Url Builder

Url Builder giúp bạn thêm thông số vào URL bạn sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo tùy chỉnh qua email hoặc dựa trên web. Một chiến dịch tùy chỉnh là bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào không sử dụng tính năng tự động gắn thẻ AdWords . Khi người dùng nhấp vào một trong các liên kết tùy chỉnh, các thông số duy nhất được gửi đến tài khoản Google Analytics của bạn, vì vậy bạn có thể xác định các URL có hiệu quả nhất trong việc thu hút người dùng vào nội dung của bạn. Link tham khảo thêm:  https://support.google.com/analytics/answer/1033867?hl=vi   Link tạo URL:  https://ga-dev-tools.appspot.com/campaign-url-builder/  

Google Tag Manager

Google Tag Manager là hệ thống quản lý thẻ cho phép bạn dễ dàng và nhanh chóng cập nhật thẻ và đoạn mã trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình, chẳng hạn như các thẻ và đoạn mã dùng cho phân tích lưu lượng truy cập và tối ưu hóa tiếp thị. Bạn có thể thêm và cập nhật AdWords , Google Analytics , Firebase Analytics, Floodlight và thẻ của bên thứ 3 hoặc thẻ tùy chỉnh từ giao diện người dùng của Trình quản lý thẻ thay vì chỉnh sửa mã trang web. Việc này sẽ giảm lỗi và giúp bạn không phải nhờ đến nhà phát triển khi định cấu hình thẻ.

Privacy Policy

Privacy Policy –  Chính sách bảo mật: Là một mô tả rõ ràng về chính sách của một website hoặc một công ty về việc sử dụng thông tin thu thập được từ người dùng và những gì các công ty/website đó được làm cũng như không được làm với những thông tin mà họ thu thập được.

Blacklist

Blacklist : Là một danh sách các tên miền và địa chỉ IP đã bị thông báo hoặc bị kết tội là gửi thư rác (Spamer) bởi các tổ chức thống kê các server gửi spam, gây trở ngại đến việc chuyển phát email . Các tổ chức này là phi lợi nhuận, không chịu ảnh hưởng của cơ quan hay chính phủ nào. Blacklist trong SEO là những website hoặc domain bị Google kết tội là Spam vì quá lạm dụng vào việc triển khai SEO Off-page với hình thức đi Backlink spam đại trà hàng loạt (đặc biệt dùng phần mềm). Nhiều trường hợp website/domain bị rơi vào backlist có thể do dùng chung server hoặc địa chỉ IP với 01 đơn vị khác được cho là đang spam. Có nhiều biện pháp để bắt IP spam: Nhận thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ (ISP/HP) Phản hồi từ người sử dụng khi nhận quá nhiều thư rác gửi tới Giăng bẫy (spam traps) bằng cách sử dụng nhiều email ngẫu nhiên. Nếu bạn gửi mail vào địa chỉ này sẽ bị đánh dấu là spam Các tổ chức này làm việc theo quy tắc riêng nên các nhà cung cấp dịch vụ không đánh giá cao. Một số tổ

Google Disavow Tool

Google Disavow Tool là công cụ giúp webmaster ngăn chặn những liên kết ( backlink ) hay domain chứa backlink không mong muốn, những backlink mà đối thủ “tặng” cho bạn trong chiến dịch quảng cáo trên Google với âm mưu đưa website bạn vào Google Sandbox hay Google Penalty . Google Disavow Tool là một công cụ thể yêu cầu Google gỡ bỏ những backlink trỏ về website của chúng ta. Đây có thể là những backlink spam, chất lượng kém, hoặc đơn giản vì chúng ta không muốn Google ghi nhận chúng. Để sử dụng Google Disavow Tool, bạn cần tạo một file .txt liệt kê ra những domain và URL cần gỡ bỏ khỏi website, và gửi cho Google qua link này. 3 lý do chính mà chúng ta nên sử dụng Goolge Disavow Tool: Khi bị Google Penalty , Manual actions Khi bị dính thuật toán Google khiến từ khóa rớt hạng, traffic giảm Bất cứ khi nào chúng ta nghi ngờ có 1 backlink xấu trỏ về website chúng ta. – theo lời của Matt Cutts Cách hoạt động của Google Disavow Tool: – 02 chức năng (hay 2 dạng câu lệnh) là chặn liên kế

Google Dance

Google Dance : là hiện tượng khi một website đang có thứ hạng tìm kiếm top 1-10 với một hoặc nhiều từ khóa ở vị trí cao, thì sau đó bị mất thứ hạng nhanh chóng dù vẫn xây dựng liên kết bình thường. Sau một thời gian có thể 1 đến 3 ngày thì của website trở lại vị trí bình thường như cũ. Đây là một cách để họ xác định có hay không một trang web đang cố gắng để dùng thuật toán. Lý do : thực hiện quy trình SEO không đúng + Do trao đổi backlink quá nhiều trong 1 thời gian ngắn, không có sự đều đặn theo thời gian + Do bị trùng lặp dữ liệu trên trang và một số các nguyên nhân khác… + Dùng phần mềm để SEO web Khắc phục hiện tượng Google Dance:  + Các bạn xem lại nội dung website của mình cho thật tốt, làm nổi bật từ khóa lên. + Xây dựng liên kết bình thường, không nên xây dựng quá nhiều backlink trong một thời gian ngắn + Thường xuyên cập nhật bài viết lên website

"Poison” Anchor Text

“Poison” Anchor Text – Anchor Text phá hoại: Có anchor text phá hoại (đặc biệt là các từ khóa về thuốc) chỉ vào trang web của bạn có thể đó là một dấu hiệu của việc bị spam hoặc website bị hack. Dù bằng cách nào thì việc này cũng ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn.

Google Penguin

Google Penguin là thuật toán đánh vào các website sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen như nhồi nhét backlink , backlink ẩn, mua bán backlink hay backlink trên nội dung trùng lặp… Penguin được Google công bố lần đầu tiên vào ngày 24/4/2012 và nó sẽ làm giảm thứ hạng các website vi phị quy định quản trị của Google’s Webmaster Guidelines. Google Penguin phạt những lỗi như thế nào? Xây dựng backlink không tự nhiên Quá nhiều Anchortext cho một site trên một page Quá nhiều backlink trong thời gian ngắn Từ khóa không phù hợp với link SEO Backlink từ những website hoặc page có chất lượng kém và nội dung trùng lặp Trao đổi backlink trực tiếp Backlink ẩn Backlink không cùng lĩnh vực Mua bán backlink

Meta Tag Spamming

Meta Tag Spamming – Spam thẻ meta: Việc đặt quá nhiều từ khóa vào trong thẻ meta cũng là trường hợp rất thường gặp. Nhưng nếu Google cho rằng bạn đang thêm từ khóa vào các thẻ meta của bạn để chơi được thuật toán, họ có thể phạt trang web của bạn.

Excess PageRank Sculpting

Excess PageRank Sculpting – Vượt quá giới hạn chế tác PageRank: Pagerank Sculpting là việc mà Webmaster quản lý những link liên kết ra ngoài. Nói đến Pagerank Sculpting là nói tới thẻ nofollow . Lý do các webmaster hay sử dụng thẻ nofollow để kiểm soát link liên kết là vì thẻ này chặn sự thất thoát liên kết từ website của mình dẫn ra site khác. Nhưng nếu tất cả các liên kết đi hoặc liên kết nội bộ đều nofollow thì đó lại là một dấu hiệu không tốt đối với Google .

Autogenerated Content

Autogenerated Content – Nội dung tự phát sinh: Google không hề thích việc việc nội dung website được tự động sinh ra. Nếu họ nghi ngờ rằng trang web của bạn đã tạo nội dung cho web bằng cách tự động thì kết quả cho website của bạn sẽ là bị penalty hoặc bị index lại .

Co-Citations

Co-Citations – Trích dẫn : Thương hiệu được để cập đến trong phần trích dẫn mà không cần đến liên kết cũng là một dấu hiệu để nhận diện thương hiệu. Citation – Trích dẫn – Đề cập đến tên doanh nghiệp của bạn hoặc địa chỉ trên một trang web, có hoặc không có một liên kết trở về backlink .

Site Level Social Signals

Site Level Social Signals  – Cấp độ tín hiệu xã hội cho website : Tín hiệu xã hội toàn trang web có thể làm tăng quyền tổng thể của một trang web, mà sẽ làm tăng khả năng hiển thị tìm kiếm cho tất cả các trang khác của nó.

Verified Google+ Authorship

Verified Google+ Authorship – Xác thực quyền tác giả Google G+ : Vào tháng Hai năm 2013, Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt tuyên bố: “Trong kết quả tìm kiếm, thông tin gắn liền với hồ sơ trực tuyến xác nhận sẽ được xếp hạng cao hơn so với nội dung không được xác minh, kết quả là hầu hết người dùng click vào kết quả đầu tiên (xác nhận) .”

Pinterest Pins

Pinterest là một tài khoản truyền thông xã hội phổ biến với rất nhiều dữ liệu công cộng. Có thể Google xem xét Pins Pinterest là một tín hiệu xã hội. Pinterest là website chia sẻ ảnh theo dạng mạng xã hội, post và phân loại dưới dạng các tấm bảng dán ảnh (hoặc đính vào bằng kim). Người dùng tạo ra và quản lý các bộ sưu tập ảnh theo các chủ đề khác nhau, như theo các sự kiện, sở thích… Người dùng có thể xem các bộ sưu tập của người khác, repin (kéo về) đính vào các bộ sưu tập của mình, hoặc “like” ảnh. Pinterest kết nối được với facebook và twitter.

Fanpage

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu, cửa hàng,… Fanpage là nơi giao lưu, tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng(gọi là fan) hoặc các sự kiện (event) được doanh nghiệp đưa lên Fanpage để Fan tham gia… Mọi thông tin đưa lên Fanpage sẽ được đăng lên Tường (Wall) của các trang cá nhân của Fan, từ Wall của Fans bạn bè của Fans cũng có thể thấy được thông tin, qua đó thông tin cũng như hình ảnh công ty được lan truyền.

Google Shopping

Google Shopping ( hay Google Product Search, Google Products, Froogle, Shopping Results) là một dịch vụ cho phép người dùng so sánh giá giứa các trang web mua sắm trực tuyến, cung cấp bởi Google . Hiện tại vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nó được phát minh bởi Craig nevill-Manning. Giao diện của nó cung cấp một trường form HTML để người dùng có thể điền các câu truy vấn về sản phẩm để được trả về danh sách nhà bán lẻ của sản phẩm đó, cũng như thông tin về giá cả. Google Shopping  chỉ dùng được cho một số quốc gia được chọn tại thời điểm này. Hiện Google Shopping  chưa hỗ trợ quốc gia Việt Nam.

Digital Millennium Copyright Act viết tắt DMCA

Digital Millennium Copyright Act (viết tắt DMCA) hay chúng ta thường gọi là Luật bảo vệ bàn quyền tác giả. Đây là luật của Mỹ được biểu quyết bởi quộc hội Mỹ và tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào ngày 28/11/1998. Về cơ bản luật này được tạo ra để bảo vệ những sản phẩm của công nghệ phần mềm, bản quyền của tác phẩm trên mạng và ghép tội những ai bẻ khoá, cung cấp, kinh doanh, phân phối phần mềm trái phép. Trong đạo luật này cũng có điều khoản quy trách nhiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm loại bỏ những bài viết trên trang web bị cho là vi phạm luật bản quyền. Hơn thế nữa, những công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay như Google , Yahoo và MSN đều có riêng phần tuyên bố chung về đạo luật DMCA. Tựu chung, các cỗ máy tìm kiếm này đều tuân thủ theo luật DMCA, nếu sau khi xác minh một bài viết bị vi phạm luật bản quyền. Họ sẽ loại bỏ trang web đó khỏi trang kết quả tìm kiếm và nếu nghiêm trọng hơn, có thể xoá hẳn trang web đó khỏi database của họ. Như thế trang web

Google+ Circles

Google+ Circles – Vòng tròn G+: Những tác giả và các trang web mà bạn đã thêm vào Google + của bạn sẽ được Google cho hiển thị nhiều hơn mỗi khi có truy vấn tìm kiếm phù hợp.

Safe Search

Safe Search – Tìm kiếm an toàn: Kết quả tìm kiếm với từ lời nguyền hoặc nội dung người lớn sẽ không xuất hiện cho những người bật chế độ tìm kiếm an toàn

User Search History

User Search History – Lịch sử tìm kiếm của người dùng: Nếu tìm kiếm kết quả theo chuỗi thì kết quả tìm kiếm trả về có ảnh hưởng từ tìm kiếm sau . Ví dụ , nếu bạn tìm kiếm “đánh giá”, sau đó tìm kiếm cho “máy nướng bánh mì”, Google có nhiều khả năng hiển thị các trang web xem máy nướng bánh mì cao hơn trong SERPs .

User Browsing History

User Browsing History – Lịch sử duyệt tìm của người dùng: Các trang web mà bạn thường xuyên ghé thăm khi đăng nhập vào Google sẽ dễ xuất hiện trong các tìm kiếm của bạn hơn.

Query Deserves Diversity

Query Deserves Diversity : Truy vấn đa dạng Google có thể thêm sự đa dạng cho một SERP với những câu truy vấn dùng từ khóa không rõ ràng, chẳng hạn như “ted”, “WWF” hay “ruby”.

Time on Site

Time on Site : Dữ liệu Chrome và Google Analytics có thể giúp Google xác định thời gian trung bình người dùng của bạn trên trang web. Nếu mọi người dành rất nhiều thời gian trên trang web của bạn, thì đó cũng là một yếu tố khẳng định chất lượng.

Chrome Bookmarks

Chrome Bookmarks –  Chúng ta biết rằng Google thu thập dữ liệu sử dụng trình duyệt Chrome . Các trang được đánh dấu trong Chrome có thể có được một tăng. Chrome là trình duyệt web tốc độ nhanh, đơn giản và an toàn được tạo ra dành cho web hiện đại, được phát triển bởi Google.

Blocked Sites

Blocked Sites – Chặn website: Google đã ngưng tính năng này trong Chrome. Tuy nhiên, Google Panda sử dụng tính năng này như một tín hiệu chất lượng.

Repeat Traffic

Repeat Traffic – Truy cập lặp lại: Google cũng có thể biết được có hay không người dùng quay trở lại một trang hoặc trang web sau khi khách vào xem. Các trang web với truy cập lặp lại có thể được tăng xếp hạng của Google.

DMOZ

DMOZ là một site directory đứng đầu thế giới về độ uy tín và chất lượng. Website : dmoz.org – Được đánh giá với PageRank 8, ngoài ra, đây còn là directory được rất nhiều website lớn khác sử dụng như Google , Alexa, Yahoo, Bing …

Microdata

Microdata là một kiểu định dạng lại ngôn ngử html mà google thường hay cập nhật và hổ trợ nhất hiện nay. Microdata hiểu một cách đơn giản là để thêm dữ liệu có cấu trúc vào website . Microdata nó định nghĩa thuộc tính, có thể đặt vào trong HTML để cho biết trang web đó viết về mục đích gì.

Schema.Org Structure Data

Schema.Org là hệ thống các microdata cho phép bạn thêm những thông tin có cấu trúc đặc biệt vào website chỉ để cho công cụ tìm kiếm “đọc hiểu” nội dung trên trang web của bạn. Khi bạn truy cập vào Schema.org có thể thấy được những danh sách chỉ rõ các nội dung khác nhau của website bằng việc thêm các dữ liệu có cấu trúc vào. Schema.org là một chuẩn rất tốt để làm việc với các microdata, được hỗ trợ bỏi chính Google , Yahoo, Microsoft và nhiều công cụ tìm kiếm khác, và đây chính là người kế vị xuất sắc cho data-vocabulary.org.. Thư viện của Schema.org có rất nhiều chuyên mục (category) cho người dùng lựa chọn để  đánh dấu nội dung website của mình, khiến chúng trở nên nổi bật , như: Articles (Bài viết) Local businesses (Doanh nghiệp địa phương) Restaurants (Nhà hàng) TV episodes and ratings (Phim truyền hình và đánh giá) Book Reviews (Đánh giá sách) Movies (Phim ảnh) Software Applications (Ứng dụng phần mềm) Events (Sự kiện) Products (Sản phẩm) Những cấu trúc Schema Structure Data nà

Link Schemes

Link Schemes (có thể hiểu nôm na là các kỹ thuật SEO mũ đen ) bao gồm các phương pháp bị Google khuyến cáo không nên áp dụng trong các trường hợp sau đây: – Liên kết để chế tác PageRank – Liên kết đến webspam hay những trang web có chứa mã độc – Links reciprocal (liên kết đối ứng) hoặc yêu cầu trao đổi liên kết quá nhiều (“Link to me and I’ll link to you.”) Cách tốt nhất để có được các liên kết từ website khác là tạo ra những bài viết độc đáo, có nội dung liên quan có thể nhanh chóng phổ biến trên cộng đồng Internet.

Linked to as Wikipedia Source

Linked to as Wikipedia Source – Link như nguồn Wiki : Mặc dù các liên kết nofollow , nhưng nhiều người nghĩ rằng nhận được một liên kết từ Wikipedia có thể cung cấp cho bạn một chút niềm tin và độ xác thực trong con mắt của công cụ tìm kiếm.

Link from Authority Sites

Link from Authority Sites – Link từ các trang web được xác thực: Link từ một trang web được coi là đã được xác thực có khả năng vượt qua kiểm duyệt hơn là một link từ một trang nhỏ

Negative Link Velocity

Negative Link Velocity – Tốc độ liên kết tiêu cực : Tốc độ liên kết tiêu cực có thể làm giảm đáng kể thứ hạng website của bạn. Những liên kết tiêu cực là nguyên nhân phổ biến gây giảm thứ hạng.

Link Location on Page

Link Location on Page – Vị trí link trong trang: Trường hợp link xuất hiện trên một trang là 1 điều quan trọng. Nói chung, các liên kết nhúng trong nội dung của trang mạnh hơn liên kết ở chân trang hoặc ở các sidebar.

Contextual Links

Contextual Links – Link trong văn cảnh : Link nhúng vào bên trong nội dung của một trang được coi là mạnh hơn các link trên một trang trống hoặc được tìm thấy ở những nơi khác trên trang. 

Sponsored Links

Sponsored Links – Link tài trợ: Những từ như “nhà tài trợ”, “đối tác liên kết” và “liên kết được tài trợ” có thể làm giảm giá trị của một link.

Diversity of Link Types

Diversity of Link Types – Đa dạng các loại Link : Có một tỷ lệ lớn các link không tự nhiên của bạn đến từ một nguồn duy nhất (ví dụ: hồ sơ diễn đàn, blog ý kiến) điều đó có thể được coi là một dấu hiệu của webspam. Mặt khác, các liên kết từ các nguồn khác nhau là một dấu hiệu của một hồ sơ liên kết tự nhiên.

Authority of Linking Domain

Authority of Linking Domain : Thẩm quyền của liên kết Domain đóng một vai trò độc lập trong tầm quan trọng của liên kết (ví dụ một liên kết trang PR2 từ một trang web với một trang chủ PR3 có thể được giá trị ít hơn một liên kết trang PR2 từ PR8 Yale.edu).

Alt Tag

Alt Tag : Thẻ Alt của ảnh,  Alt text là phiên bản anchor text của hình ảnh.  Alt Tag đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hiển thị web và đặc biệt là trong SEO (Search Engine Optimization) ALT có nghĩa là Altenative Information – thông tin thay thế cho người dùng không hiển thị được hoặc chọn ẩn hình ảnh trong trình duyệt, là một thuộc tính quan trọng của thẻ IMG. Hay nói cách khác. nội dung của nó sẽ hiển thị trên trình duyệt khi trình duyệt không thể trình bày được một hình ảnh vì lý do nào đó.Các SE xem nội dung của thẻ ALT như là anchor text trong trường hợp hình ảnh là một liên kết.

Linking Pages

Linking Pages : Tổng số trang liên kết – ngay cả khi một số trong đó là trên cùng một tên miền cũng được coi là một yếu tố để xếp hạng.

Linking Root Domains

Linking Root Domains : Link từ tên miền gốc. Số lượng các lĩnh vực được đề cập đến là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trong thuật toán của Google , bạn có thể nhìn thấy qua biểu đồ này của SEOmoz (trục phía dưới là vị trí SERP )

Responsive

Responsive là một tính từ để chỉ một website có thể hiển thị tương thích trên mọi kích thước hiển thị của trình duyệt. Ví dụ thông thường nếu giao diện website đặt một chiều rộng cố định là 800px thì chắc chắn nếu xem ở trình duyệt điện thoại với chiều ngang chỉ từ 320px – 420px sẽ không hiển thị hết được.

Breadcrumb

Breadcrumb:  Đây là một kiểu cấu trúc trang thân thiện với người sử dụng. Nó giúp người dùng (và công cụ tìm kiếm ) biết được chính xác nơi họ đang ở trên một trang web. Đây cũng coi là một yếu tố góp phần đánh giá xếp hạng của website .

Secure Sockets Layer viết tắt SSL

Secure Sockets Layer (viết tắt SSL): Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. SSL là một chuẩn công nghiệp được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Site Uptime

Site Uptime : Thời gian web hoạt động, Có những trường hợp trong quá trình hoạt động web có khá nhiều thời gian chết như bảo trì trang web hoặc các vấn đề máy chủ. Việc này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến xếp hạng website của bạn và thậm chí có thể dẫn đến deindexing nếu không điều chỉnh lại kịp thời.

Cấu trúc Silo

Để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, công cụ tìm kiếm muốn phục vụ người dùng với các nội dung có thẩm quyền phù hợp nhất với các truy vấn của họ. Với thông tin xác định này, công cụ tìm kiếm sẽ xem xét các từ khóa và nội dung mỗi trang trên trang web của bạn, chúng sẽ xác định chủ đề của thông tin và mức độ liên quan đến truy vấn và tìm kiếm tiềm năng. Chủ đề thường cụ thể và từ khóa nằm rải rác khắp một trang web và không tập trung tại một điểm trọng tâm. Nội dung phổ biến và các từ khóa có thể cản trở công cụ tìm kiếm từ việc xác định chủ đề của mỗi trang hoặc mỗi phần của trang web. Và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng trang web của bạn. Đằng sau ý tưởng “siloing” là việc tạo ra các nội dung từ khóa có liên quan và chủ đề cho mỗi trang hoặc mỗi phần của trang web. Các thuật toán tìm kiếm tiêu hủy các từ khóa và cụm từ trong một khối nội dung và xác định chủ đề chung của thông tin được gọi là Định chỉ số ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI – Latent Semantic Indexing). K

Site Architecture

Site Architecture : Kiến trúc website . Kiến trúc trang web tốt đặc biệt là một cấu trúc silo sẽ giúp Google theo dõi chủ đề, nắm bắt cách tổ chức nội dung của bạn tốt hơn.

User Friendly Layout

User Friendly Layout : Giao diện thân thiện người dùng. Một page có giao diện tốt là page được thiết kế sao cho các nội dung chính được hiển thị ở vị trí dẽ nhìn nhất.

URL Path

URL Path : Thành phần URL . Một trang có đường dẫn gần hơn với trang chủ có thể sẽ có giá trị hơn các trang khác một chút.

Affiliate Links

Affiliate Links : Link tiếp thị có thể sẽ không làm ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều thuật toán của Google có thể sẽ cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác để chắc chắn rằng trang web của bạn không phải là một trang tiếp thị.

Broken Links

Broken Links : Link hỏng. Có quá nhiều liên kết bị hỏng trên một trang có thể là một dấu hiệu của một trang web bị bỏ qua hoặc bị ban ( banned ).

Syndicated Content

Syndicated Content : Nội dung cung cấp thông tin. Là nội dung trên trang gốc? Nếu nó chỉnh sửa hoặc sao chép nội dung từ một trang được lập chỉ mục nó sẽ không được xếp hạng như bản gốc hoặc sẽ chỉ nằm trong Supplemental Index .

Supplemental index

Supplemental index là những trang web được Google đánh dấu khi chưa có mục đích sử dụng trang web đó và độ tin tưởng vào nội dung trang web đó khá thấp. Những trang gặp vấn đề “Supplemental Result” thường là những trang web có ít thông tin hoặc lặp lại thông tin của trang web khác trên cùng một website . Những trang web này gần như không có bất kì liên kết ( URL ) nào từ các trang web khác. Cùng với Duplicate Content thì Supplemental Index là 2 vấn đề liên quan chặt chẽ đến chất lượng nội dung của website.

Grammar and Spelling

Grammar and Spelling : Ngữ pháp và chính tả. Ngữ pháp và chính tả đúng là một tín hiệu cho thấy đấy là một trang chất lượng, mặc dù đây có thể không phải là một yếu tố quan trọng.

Outbound Link Theme

Outbound Link Theme : Chủ đề của Outbound Link . Công cụ tìm kiếm ( SE ) có thể sử dụng nội dung các trang mà website của bạn liên kết đến như một tín hiệu đánh giá.

Keyword Word Order

Keyword Word Order : Thứ tự của các chữ trong từ khóa. Một trang có từ khóa trùng chính xác với từ khóa người dùng tìm kiếm sẽ xếp hạng tốt hơn so với các cụm từ khóa tương tự nhưng với một thứ tự khác nhau.

Keyword Prominence

Keyword Prominence : Độ nổi bật của từ khóa. Một từ khóa ( keyword ) xuất hiện trong 100 từ đầu tiên trong nội dung của 1 trang dường như là một tín hiệu liên quan đáng kể.

Magnitude of Content Updates

Magnitude of Content Updates : Tầm quan trọng của cập nhật nội dung. Việc chỉnh sửa và thay đổi nội dung cũng được đánh giá là một yếu tố làm mới nội dung của page. Thêm hoặc loại bỏ toàn bộ một phần nội dung nào đó là một cách cập nhật đáng kể hơn so với việc chuyển đổi thứ tự của một vài từ.

Recency of Content Updates

Recency of Content Updates : Cập nhật nội dung mới nhất. Google Caffeine ủng hộ những nội dung được cập nhật gần đây. Để làm nổi bật lên tầm quan trọng của yếu tố này, Google cho thấy ngày cập nhật cuối cùng của trang cho các trang nhất định.

Google Caffeine

Google Caffeine là hệ thống đánh chỉ mục mới của Google . Hệ thống này sẽ loại bỏ hoàn toàn tư tưởng “ sống lâu lên lão làng ” của các website lâu đời. Khả năng nhận được index và xếp hạng của các trang là ngang nhau nếu tính theo độ mới của nội dung hiển thị trên website. Google Caffeine sẽ cập nhận và phân tích website trên những phần nhỏ và cập nhật các chỉ mục tìm kiếm liên tục và trên một diện rộng. Như vậy khi các googlebot đến những trang mới, có thông tin mới thì những thông tin này được xếp ngang hàng với các thông tin trên các website cũ. Như vậy người dùng sẽ dễ dàng tìm được thông tin mới 100% mà không bắt gặp phải bất cứ rào cản nào.

Image Optimization

Image Optimization:  Tối ưu hóa ảnh. Hình ảnh trên trang công cụ tìm kiếm được Google xác định độ liên quan đến từ khóa nào đó thông qua tên, alt, title, desc và caption của ảnh đó.

PageSpeed Insights

PageSpeed Insights là một công cụ phân tích nội dung website của Google , sau khi phân tích các yếu tố trên trang web của bạn, PageSpeed Insights sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích để tối ưu hóa các thành phần như Css , JS, Images….. nhằm tăng tốc độ load trang web của bạn làm giảm Bounce rates và tăng lượng truy cập hữu ích. Link truy cập:  https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights

Page Speed và Site speed

Page Speed :  Tốc độ tải trang là thời gian tải một trang web cho một lần xem trang cụ thể. Thời gian này thường được tính bằng thời gian hiển thị đầy đủ nội dung cho một trang cụ thể nào đó, hoặc thời gian đầu tiên mà trình duyệt bạn nhận được từ máy chủ web. Thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn với Site Speed tốc độ tải trang trung bình của một website. Công cụ dùng để kiểm tra Site Speed của o1 website :  PageSpeed Insights  Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 50% khách truy cập sẽ rời bỏ một website nếu sau 3 giây mà trang này vẫn chưa tải xong. Hơn nữa Google cũng đã xác nhận rằng họ có sử dụng tốc độ tải website (Site Speed), là một yếu tố để xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm. Chính vì thế mà những website có tốc độ tải nhanh thường có thứ hạng cao hơn những website có tốc độ tải chậm. Chính vì lý do trên, việc tối ưu tốc độ tải website là rất cần thiết đối với người làm On-page SEO . Theo một infographic từ Kissmetrics thì 58% người dùng điện thoại mong muốn website của b

Page Loading Speed via HTM

Page Loading Speed via HTML : Tốc độ load trang thông qua HTML . Cả Google và Bing đều sử dụng tốc độ tải trang làm một yếu tố xếp hạng. Robots  có thể ước tính tốc độ load trang web của bạn một cách chính xác dựa trên code của trang và kích cỡ file.

Latent Semantic Indexing Keywords in Content viết tắt LSI

Latent Semantic Indexing Keywords in Content viết tắt LSI: Chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn trong nội dung. LSI sẽ giúp công cụ tìm kiếm trích xuất nhiều nghĩa cho một từ.  (LSI – Latent Semantic Indexing) là một phương pháp được hầu hết các công cụ tìm kiếm sử dụng ngày nay. Khi một công cụ tìm kiếm sử dụng phương pháp này, nó sẽ cố gắng liên kết các từ với các thuật ngữ khi index web pages.

Country TLD extension

Country TLD extension – Tên miền quốc gia. Có Mã quốc gia Top Level Domain(.vn, .ch, .sg…) sẽ giúp thứ hạng trang web tăng lên ở quốc gia cụ thể, nhưng hạn chế khả năng của trang web trên xếp hạng toàn cầu.

Penalized WhoIs Owner

Penalized WhoIs Owner : Phạt chủ sở hữu WhoIs, Nếu Google xác định một người cụ thể là một spammer điều đó đồng nghĩa với việc Google sẽ xem xét kỹ lưỡng các trang web khác thuộc sở hữu của người đó.

Exact Match Domain

Exact Match Domain (viết tắt EMD): Kết hợp chính xác tên miền, hiểu một cách đơn giản đó là domain (tên miền) trùng từ khóa( keyword s) cần SEO . EMDS vẫn có thể cung cấp cho bạn uy tín nếu đó là một trang web chất lượng. Nhưng nếu EMD của một trang web chất lượng thấp, nó dễ bị ảnh hưởng bởi các bản cập nhật EMD sau này. Thuật toán EMD theo Matt Cutts trưởng bộ phận webspam của Google cho biết, thuật toán này ảnh hưởng tới 0,6% kết quả tìm kiếm trên Google với ngôn ngữ tiếng Anh Mỹ.

Domain History

Domain History : Lịch sử tên miền. Một trang web đã không còn quyền sở hữu thông qua whois có thể nói với Google để “thiết lập lại” lịch sử của trang web, phủ nhận liên kết trỏ đến tên miền đó.

Domain registration length

Domain registration length : Thời gian đăng ký tên miền. Tên miền hợp pháp thường được mua dài hạn, trong khi đó những tên miền bất hợp pháp chỉ được mua trong hơn 1 năm. Bởi vậy, thời hạn hết hạn tên miền cũng được sử dụng như 1 yếu tố đánh giá tính hợp pháp của 1 tên miền.

Keyword As First Word in Domain

Keyword As First Word in Domain : Từ khóa xuất hiện đầu tiên trong tên miền. Các chuyên gia đã đồng ý rằng một tên miền bắt đầu với từ khóa mục tiêu thì web đó có lợi thế hơn các trang web không có các từ khóa trong tên miền hoặc có các từ khoá ở giữa hoặc cuối tên miền.

Keyword Appears in Top Level Domain

Keyword Appears in Top Level Domain : Từ khóa nằm trong Top Level Domain là một dấu hiệu chứng tỏ website của bạn hoạt động liên quan chặt chẽ tới từ khóa đó. Tuy từ khóa đó không được tăng hạng nhưng Google vẫn lưu ý đến một từ khóa nằm trong Top Level Domain (viết tắt TLD) . Domain name cấp cao nhất: Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD  có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,… hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,… Domain name thứ cấp Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất.

Domain Age

Domain Age : Tuổi tên miền. Domain Age có sức ảnh hướng đến kết quả truy vấn trên công cụ tìm kiếm ( SE ). Công cụ http://www.webconfs.com/, dùng để xác nhận Domain Age. 

Lurk

Lurk trong mạng xã hội, đây là hành động truy cập các diễn đàn hay các trang xã hội khác mà không tham gia vào các tương tác diễn ra trên đó.

Localized search

Localized searc h là dạng tìm kiếm theo địa phương, các kết quả tìm kiếm được hiển thị một cách cụ thể hóa, căn cứ trên vị trí địa lý của người tìm kiếm. Là một kiểu tìm kiếm được cá nhân hóa (personalized search).

Linkbait

Linkbait là một kỹ thuật SEO , tạo backlink thông qua hình thức sáng tạo nội dung để thu hút lưu lượng truy cập và từ đó tạo backlinks về cho trang web của bạn.

Link farm

Link farm là dùng để chỉ một website chứa rất nhiều các liên kết ( URL ) dẫn đến các website khác. Liên kết từ các trang loại này thường có chất lượng thấp và không có giá trị cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm ( SE ).

Link equity hay link juice

Link equity còn gọi là mạng lưới liên kết. Nó là thước đo giá trị website của công cụ tìm kiếm ( SE ) dựa trên chất lượng và số lượng các inbound link dẫn đến trang. Giống như một đồng tiền, link equity được chuyền đi giữa các trang thông qua các liên kết. Còn được gọi là link juice.

Keyword Density

Keyword Density (Mật độ từ khoá), là Tỷ lệ một từ khóa ( keyword ) xuất hiện trên một trang so với phần còn lại của văn bản. Nếu bạn có 100 từ nhưng 3 trong số đó là từ khóa nhắm mục tiêu của bạn thì bạn sẽ có một mật độ từ khóa 3%.

Navigational search

Navigational search là loại tìm kiếm có định hướng. Một truy vấn tìm kiếm dùng tên nhãn hiệu hay tên công ty cho thấy người tìm kiếm có ý định tìm một công ty cụ thể.

Heyperlocal search

Heyperlocal search là trang cung cấp kết quả tìm kiếm được chọn lọc cho các vùng lân cận hoặc các vùng địa lý đã xác định. VD: các quảng cáo chỉ hiển thị với người dùng Mobile trong vòng 10km tính từ cửa hàng của nhà quảng cáo.

Hot linking

Hot linking là hành động tự ý chèn nội dung, hình ảnh hoặc video của người khác lên website của mình. Hành động này chưa được chủ sở hữu nội dung cho phép, và thường bị xem là hành vi “ăn cắp” bản quyền và băng thông.

Ghost bloggers

Ghost bloggers là những người được thuê để viết bài đăng trên blog của họ thay cho một cá nhân hoặc một công ty, và họ thường không có quyền hạn gì với công ty hay cá nhân đó.

Nofollowed hay Dofollow link

Nofollowed link chúng ta còn hay gọi là Dofollow link , đơn giản đây là một loại liên kết từ các nguồn tài nguyên khác trỏ tới website của ta mà không có chức năng hạn chế   robots của các bộ máy tìm kiếm truy cập, không bị gắn thuộc tính “ nofollow ”.

Exit page

Exit page là một thuật ngữ ám chỉ việc người dùng truy cập website và là trang cuối cùng của website khi mà người dùng đã xem trong một lượt truy cập và thoát. Trong nhiều trường hợp Exit page cũng đồng thời là Entry page luôn, ví dụ như việc người dùng truy cập website của bạn thông qua việc nó xuất hiện trên bảng xếp hạng tìm kiếm và tìm được thông tin cần thiết ngay từ click đầu tiên và họ thoát ra ngay sau đó. Thông thường thì nếu như tỷ lệ này càng cao thì sẽ không có lợi cho việc tăng thứ hạng của website trên bảng kết quả tìm kiếm, bởi vì khi đó tỷ lệ bounce rate sẽ rất cao và bộ máy tìm kiếm không đánh giá cao điều này.

Entry Pages

Thuật ngữ Entry Pages  là trang mà người dùng bắt đầu truy cập vào đầu tiên trên website của bạn, Entry Pages cũng có thể là trang chủ hoặc trang con. Entry Pages có thể do nhiều nguồn như truy cập như truy cập trực tiếp , từ backlink hoặc từ kết quả tìm được trên các công cụ tìm kiếm. Cũng tùy vào cách bạn tối ưu hóa đường dẫn và cách quảng bá website của mình mà Entry Pages cao hay thấp ở các trang con hay trang chủ, nhưng thông thường thì trang chủ là trang có Entry Pages cao nhất. Bằng các công cụ bạn có thể đánh giá được các thông số để có các quyết định quản trị, thu hút người dùng phù hợp.

Dynamic keyword insertion viết tắt DKI

Dynamic keyword insertion (viết tắt DKI) là một tính năng được cung cấp bởi Google cho phép bạn tùy chỉnh một truy vấn tìm kiếm quảng cáo của người tìm kiếm. Dynamic keyword insertion là một tính năng tiên tiến giúp bạn cho người sử dụng những từ khóa ( keywords ) quảng cáo phù hợp hơn khi sử dụng một quảng cáo chung chung duy nhất cho nhiều từ khóa.  AdWords sẽ chèn các từ khóa riêng vào văn bản quảng cáo để người dùng xem một quảng cáo riêng biệt cho từ khóa tìm kiếm của họ, nếu từ khóa của họ tạo nên một trong những từ khoá của nhóm quảng cáo của bạn.

Duplicate content

Duplicate content là thuật ngữ nói nên sự trùng lặp nội dung trên một website hoặc nhiều website. Khi website có các nội dung trùng lặp, giống nhau sẽ gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm ( SE ) để quyết định thứ hạng của website bạn tùy theo các truy vấn tìm kiếm.

Direct traffic

Direct traffic là lưu lượng khách truy cập một trang web bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ domain  vào trình duyệt hoặc nhấp vào một đường liên kết ( URL ) đã đánh dấu (bookmarked link). Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu cho phép bạn biết những trang mà khách hàng thường xuyên truy cập thông qua đó bạn có thể tối ưu các trang nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Digital native

Digital native là một cá nhân được xuất hiện sau khi áp dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật số. Digital native không đề cập đến một thế hệ cụ thể. Thay vào đó, nó là một thể loại nhận tất cả các dữ liệu bằng cách sử dụng công nghệ như Internet, máy tính và các thiết bị di động. Tóm tắt: Digital native chỉ những người sinh ra trong một thế giới nơi công nghệ kỹ thuật số đã trở nên quá phổ biến, hoặc những người đã quen thuộc và rất thoải mái khi sử dụng các công nghệ này.

Degraded

Degraded là phần nội dung hay đoạn mã đã được đơn giản hóa sẽ hiển thị thay thế cho phần nội dung hay phần mã chính mà công cụ tìm kiếm hay khách truy cập trang web không đọc được do các hạn chế về kỹ thuật.

Dayparting

Dayparting là thuật ngữ trong quảng cáo trực tuyến ( internet marketing  ); đây là sự sắp xếp một chiến dịch quảng cáo sao cho nó hiển thị quảng cáo vào những thời gian cụ thể trong ngày hay trong tuần.

Cookies

Cookies là các tập tin được tạo bởi website bạn đã truy cập để lưu trữ thông tin duyệt web. Cookies được sử dụng để duy trì thông tin trạng thái khi bạn vào các trang (pages) khác nhau trên một website hoặc ghé thăm lại website này tại một thời điểm khác.

Conversion tracking

Thuật ngữ Conversion tracking ám chỉ quá trình giám sát và đo lường tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Quá trình này dựa trên lượng truy cập website của khách hàng và việc họ đi theo các phân đoạn chuyển đổi cho đến khi thực hiện xong mục tiêu của chủ website. Thuật ngữ này còn là một công cụ miễn phí trong Google AdWords nó có thể có thể hiển thị cho bạn biết được những thay đổi sau khi khách hàng click vào quảng cáo của bạn trên website. Trong quá trình sử dụng quảng cáo Adword bạn hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để tiện cho quá trình Conversion tracking.

Conversion path

Conversion path hay còn gọi là lộ trình chuyển đổi. Thuật ngữ chỉ các trang khách truy cập đã xem qua từ khi đăng nhập vào một trang web đến khi hoàn tất chuyển đổi. Trong Conversion path bạn có thể phân đoạn chuyển đổi cho phép bạn cô lập và phân tích bộ cụ thể của quá trình chuyển đổi của bạn. Thông qua nó bạn có thể đánh giá được một cách chính xác hơn tường phân đoạn của mình nó có những điểm mạnh, yếu nào để có thể khắc phục tối ưu sao cho quá trình chuyển đổi đạt được hiệu quả cao nhất.

Conversion funnel

Conversion funnel là một thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng trong thương mại điện tử, dùng để mô tả theo dõi người tiêu dùng thông qua một trong những kênh quảng cáo nào đó trên Internet hoặc hệ thống tìm kiếm, dựa trên công tác điều hướng và chăm sóc khách hàng của một trang web thương mại điện tử để chuyển đổi người truy cập đó trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ, người mua hàng của mình. Conversion funnel là quy trình chuyển đổi hình phễu. Thuật ngữ dùng để chỉ lộ trình đi đến tỉ lệ chuyển đổi mong muốn do một nhà tiếp thị hoặc chủ trang web vạch ra. Mô chuyển đổi hình phễu nói chung là một quy trình tuyến tính, từng bước đưa một người truy cập trang thành người dử dụng sản phẩm, dịch vụ. Nó được khái quát như một hình phễu vì một số người dùng sẽ rời khỏi lộ trình này, chỉ còn lại ít người dùng hơn vào giai đoạn cuối so với ban đầu, nhóm đó sẽ “đi xuống đáy phễu” đến giai đoạn hoàn tất một giao dịch.

Connected marketing

Connected marketing là cách quảng bá cho bản thân hoặc tổ chức bằng cách tham gia vào các hệ thống website. VD: viết bài đăng trên diễn đàn hay để lại bình luận trên các blog của người khác, hoặc các mối quan hệ được thiết lập thông qua mạng xã hội hay email.

Client-side tracking

Client-side tracking là một kỹ thuật phân tích web bằng cách chèn các đoạn mã ngắn hoặc hình ảnh vào các trang web để giám sát hoạt động của người dùng thông qua máy chủ bên thứ ba. Còn gọi là kỹ thuật theo dõi theo yêu cầu (on-demand tracking), hoặc theo dõi dựa trên thẻ (tag-based tracking), hoặc kỹ thuật theo dõi lưu trữ (hosted tracking).

Check in

Check in là hành động nhập địa điểm hiện tại của bạn hoặc một ai đó vào một “ứng dụng xác định địa điểm” trên các thiết bị di động như Facebook, Google Plus, Zalo, Foursquare… để báo cho bạn bè trong mạng xã hội biết vị trí hiện tại của mình.

Google Adwords

Google sẽ tính phí theo số lần click chuột vào quảng cáo google adwords ( CPC ). Nghĩa là với mỗi click chuột vào quảng cáo của bạn, google sẽ thu một khoản phí nhất định. Dựa theo các hiển thị hay số lần quảng cáo google adwords của bạn được hiển thị ( CPM ) google sẽ dựa vào đó để tính phí.

Negative Match

Thuật ngữ Negative Match là để ám chỉ phương thức lựa chọn trong quá trình quảng cáo Google AdWord , đó là kết hợp phủ định từ khoá. Khi kết hợp lựa chọn này thì kết quả hiển thị của bạn sẽ không xuất hiện bất kỳ tìm kiếm nào chứa cụm từ đó. Với Negative Match , bạn có thể loại bỏ những cụm từ tìm kiếm mà bạn không muốn quảng cáo Adwords của mình hiển thị.

Exact Match

Thuật ngữ Exact match là sự kết hợp một cách chính xác từ khoá trong quảng cáo Google AdWord . Thông qua đó cho phép quảng cáo của bạn hiển thị cho những tìm kiếm khớp hoàn toàn với cụm từ chính xác trên bảng kết quả tìm kiếm của Google so với truy vấn của người dùng. Exact Match thì quảng cáo Adwords của bạn chỉ hiển thị khi người dùng nhập chính xác từ khóa mà mà bạn chọn. Exact match là một trong bốn tùy chọn kết hợp từ khoá giúp kiểm soát cách chặt chẽ từ khóa cần phải phù hợp với thuật ngữ tìm kiếm của người dùng. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tuỳ chọn kết hợp cho một từ khóa, và khi sử dụng dịch vụ quảng cáo Google AdWord nếu bạn không có lựa chọn nào trong 4 hình thức kết hợp thì kết hợp rộng sẽ được sử dụng theo mặc định.

Phrase Match

Thuật ngữ Phrase Match có phạm vi hạn hẹp hơn cho phép đem lại kết quả tìm kiếm khớp hơn với truy vấn người dùng, Kết hợp cụm từ: “từ khoá”. Cho phép quảng cáo của bạn hiển thị cho những tìm kiếm khớp với cụm từ chính xác. Phrase Match có nghĩa là bạn muốn thu hẹp phạm vi từ khóa của mình bằng cách yêu cầu một từ khóa chính xác hơn cho chiến dịch quảng cáo Adwords (sử dụng dấu ngoặc kép giữa từ khóa).

Broad match

Broad match là dạng kết hợp rộng từ khoá. Cho phép quảng cáo của bạn hiển thị theo các cụm từ tương tự và các biến thể có liên quan. Broad Match là tùy chọn mặc định khi ta tìm kiếm từ khóa. Broad Match có nghĩa là quảng cáo Google AdWord của bạn sẽ hiển thị với tất cả tìm kiếm có từ khóa mà bạn chọn (kể cả theo thứ tự hoặc là kết hợp).

Bid

Bid là thuật ngữ trong quảng cáo PPC (pay per click) của  Google Adword , đây là mức phí đấu giá mà một nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào mẫu quảng cáo của họ.

Pay per click viết tắt PPC

PPC là viết tắt của từ Pay per click, hểu theo nghĩa tiếng Việt là hành động trả tiền cho mỗi click. Có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi click khi người dùng click vào link, hình ảnh, video quảng cáo của bạn ở trên website khác, hay trên các công cụ tìm kiếm (Google Search). Đây cũng là tên gọi phổ biến của hình thức quảng cáo Google Adword cho Search.

Banned

Banned là trường hợp website của bạn bị xóa khỏi chỉ mục của bộ máy tìm kiếm. Nếu như website của bạn được gọi là Bad neighborhood thì việc bị Band là khó tránh khỏi.

Bad Neighborhood

Bad Neighborhood trong SEO là thuật ngữ được dùng để ám chỉ các trang web có chất lượng kém hoặc những trang web có nội dung rác và bao gồm những liên kết xấu không có lợi trong quá trình cải thiện thứ hạng của nó trên bảng xếp hạng các công cụ tìm kiếm.

Auto discovery

Auto discovery là quá trình một “công cụ tìm kiếm” hay một “phần mềm duyệt web” tự động truy tìm một nguồn tin bằng cách đi theo đường liên kết được cung cấp trong các thẻ của trang web đó.

Atom

Atom là một đặc tả XML xác định thông tin chứa trong một trang Web. Atom là một định dạng của web feed ( RSS ).

Algorithm

Algorithm (hay còn gọi là Thuật toán), là một quy trình giải quyết vấn đề theo một trật tự nhất định. Trong SEO , thuật toán của “công cụ tìm kiếm” là công thức được các công cụ tìm kiếm sử dụng để xếp hạng các trang web trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm của chúng.

Asynchronous JavaScript and XML viết tắt Ajax

Asynchronous JavaScript and XML (viết tắt Ajax) là một kỹ thuật lập trình cho phép các ứng dụng web tương tác với người dùng và thực hiện các thay đổi đối với một trang web mà không cần tải lại trang. Với Ajax, người dùng có cảm giác đang truy cập nhiều trang khác nhau trong khi URL của trang vẫn như cũ.

A/B split testing hoặc A/B testing

A/B split testing (hay còn được gọi là split testing, A/B testing ) là một quy trình mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một môi trường / tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Big Data – Dữ liệu lớn khiến việc tiến hành các thử nghiệm A/B dễ dàng hơn, vày đây là lý do thứ tư khiến dữ liệu lớn trở nên quyền lực. Trước thời của dữ liệu lớn, việc thực hiện các thử nghiệm A/B có nhu cầu rất lớn. Chẳng hạn, để kiểm nghiệm hiệu quả tác động của một đoạn quảng cáo, một công ty sẽ phải tuyển những người tham gia, tiến hành khảo sát phản hồi của họ rồi phân tích kết quả. Tuy nhiên với dữ liệu lớn, các nhà khoa học dữ liệu có thể viết một chương trình để phân tích dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm A/B. Giải thích cụ thể hơn Thử nghiệm đa biến (A/B testing) là khi bạn thay đổi một vài đặc điểm của sản phẩm và thử nghiệm với một số nhóm người dùng. Với nhóm người dùng A bạn thử nghiệm một số đặc điểm, với nhóm người dùng B bạn thử nghi

Error - 404

404 erro r (hay Lỗi 404) là một trong các thông báo lỗi rất phổ biến, nhằm thông tin cho người dùng khi một địa chỉ Web ( URL ) không được tìm thấy. Một thông báo lỗi sẽ xuất hiện khi một trang không thể được tìm thấy trên một trang web nào đó. Lỗi HTTP này được chuyển đến trình duyệt thông qua máy chủ Web khi một yêu cầu trang Web không thực hiện được. Lỗi 404 xuất hiện bởi một trang không tồn tại hoặc hạn chế quyền truy cập. Lỗi 404 này có thể được Webmaster cấu hình lại sao cho thân thiện với người dùng hơn. Để tránh trường hợp người dùng tìm kiếm rơi vào trang báo lỗi 404, chỉ với một thông báo lỗi một cách khó chịu, các Webmaster nên tạo một trang báo lỗi 404 cá nhân hóa.

Visitor

Visitor là khách truy cập website của bạn, được tính theo Lan IP hay máy tính truy cập. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang truy cập website www.thuatngumarketing.com  chẳng hạn, bạn có thể mở rất nhiều tab, xem nhiều site, hay xem lại nhiều lần cho đến khi bạn kết thúc tất cả các thao tác, dữ liệu liên quan đến trang, thì bạn là một visitor.

Visits

Visits là số phiên duy nhất mà khách truy cập truy cập vào website của bạn (hay nói ngắn gọi là số lượt truy cập website của chúng ta). Google Analytics tính số lượt truy cập này theo thời gian hoạt động trên trang web của bạn. Mỗi lượt truy cập tương đương với 30 phút hoạt động trên trang web.

Usability

Usability (tính khả dụng) là thước đo khả năng của một sản phẩm để phục vụ các mục tiêu của người sử dụng. Trong công nghệ thông tin, thuật ngữ này thường được sử dụng liên quan đến các ứng dụng phần mềm và các trang web, nhưng nó cũng có thể được sử dụng liên quan đến bất kỳ sản phẩm nào khác. Một số yếu tố được sử dụng để đánh giá tính khả dụng của một sản phẩm có thể là tính năng dễ sử dụng, tính thống nhất về hình ảnh, và một quy trình phát triển web rõ ràng.

Unique Visitor

Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất (không bị trùng lặp) vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian (tính theo IP truy cập).

Uniform Resource Locator viết tắt URL

Uniform Resource Locator (viết tắt URL) được sử dụng để tham chiếu tới tài nguyên trên mạng Internet. URL tạo nên khả năng siêu liên kết cho các website . Mỗi tài nguyên khác nhau lưu trữ trên Internet được gán bằng một địa chỉ chính xác, địa chỉ đó chính là URL.

Traffic Rank

Traffic Rank  (hay Traffic Ranking) tạm dịch là một chỉ số đánh giá thứ hạng của trang Web của bạn dựa trên lưu lượng, số lượng người ghé thăm trang Web… so với tất cả các trang web khác trên internet. Bạn có thể kiểm tra thứ hạng của bạn trên Alexa.

Follow

Follow (hay theo dõi) được hiểu là bạn thực hiện hành động theo dõi tới một đối tượng cụ thể mà ở đây là những người nổi tiếng, những bạn bè của bạn với mục đích cập nhật thông tin hoặc bày tỏ sự quan tâm của bạn tới đối tượng đó. Khi bạn trở thành một follower thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ xem được những nội dung những câu Status (trạng thái) hay những bài viết công khai của bạn trên mạng xã hội.

Subscribe

Subscribe nghĩa là đăng ký nhận thông tin (giống Follow trên Mạng xã hội Twitter ) khi bạn Subscribe một người hoặc website tức là bạn theo đăng ký nhận các thông tin theo dõi về người hoặc website đó. Website của bạn nên có nhiều phương tiện khác nhau mà qua đó người dùng có thể đăng ký nhận thông tin, nên bao gồm email và RSS .

Spider

Spider là một chương trình của các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết, nếu không có các đường liên kết spider sẽ KHÔNG THỂ HOẠT ĐỘNG. Spider còn được gọi là Crawler , Robots …

Social Network

Social network là một công cụ rất hữu ích giúp chúng ta kết nối với nhau một cách dễ dàng, thuận tiện khi ở trong một cộng đồng mạng. Đây là một kênh truyền thông ra đời từ rất sớm và phát triển rất nhanh chóng.

Social Media

Social media (hay Social Marketing) là một kênh truyền thông mạng xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng các website trên mạng máy tính Internet. Thông qua hình thức này tất cả chúng ta có thể trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, hình ảnh, video với bạn bè hoặc người thân rất dễ dàng.

Social media sharing

Social media sharing hay còn gọi là chia sẽ, truyền thông trên các mạng xã hội. Hãy cho mọi người cơ hội để chia sẽ nội dung của bạn cho bạn bè họ. Hiện nay các website như addthis.com hỗ trợ các đoạn mã, plugin giúp bạn chèn vào website một cách dễ dàng.

Really Simple Syndication viết tắt RSS

Really Simple Syndication (viết tắt RSS) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn. Hiện tại phổ biến nhất là một RSS của 01 website thì sẽ crawl được 10 bài viết mới nhất tính theo thời gian hiển thị trên website. VD: https://www.thuatngumarketing.com/rss

Referrer

Referrer là thông tin được gửi bởi trình duyệt của người dùng khi họ di chuyển từ trang này sang trang khác. Nó bao gồm thông tin địa chỉ trang web mà họ truy cập trước đó.

Redirect 302

Redirect 302 là chuyển hướng tạm thời, tất cả nội dung URL 1 sẽ được chuyển tạm thời sang URL 2 (tuy nhiên thì redirect 302 ít sử dụng trong SEO ).

Return on Investment viết tắt ROI

Return on Investment (viết tắt ROI) là tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí của bạn. Thông thường, đây là số liệu quan trọng nhất đối với nhà quảng cáo, bởi vì số liệu này dựa trên các mục tiêu quảng cáo cụ thể và cho thấy ảnh hưởng thực tế của nỗ lực quảng cáo lên việc kinh doanh của bạn. ROI còn là tỉ suất hoàn vốn, được tính bằng lượng tiền thu được từ một khoản đầu tư chia cho lượng tiền đầu tư ban đầu. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

Ranking Factor

Ranking Factor là những yếu tố để các công cụ tìm kiếm xếp hạng một trang nào đó, chẳng hạn như số lượng các liên kết ( backlink ), hoặc các nội dung, các thẻ meta tags trên trang đó…

Pop Up Ad/Pop Under Ad

Pop Up Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng. Pop Under Ad : Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại.

WordPress

WordPress là một phần mềm máy tính, nó được xem như một mã nguồn mở sử dụng ngôn ngữ lập trình website PHP . WordPress được sử dụng lần đầu vào những năm 2003, do Matt Mullenweg và Mike Little đồng phát triển.

Permalink

Permalink là một tính năng của WordPress nó giúp ta tối ưu địa chỉ của trang web ( URL ). Một url thân thiện, gợi nhớ sẽ rất tốt cho người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm đễ dàng hơn trong việc hình dung ra nội dung của trang web bạn muốn nói gì.

Google Panda

Thuật toán Google Panda được Google công bố vào ngày 24/2/2011 ra đời nhằm giảm thứ hạng các trang web có nội dung kém chất lượng, nội dung rác, những website có 1 lượng lớn quảng cáo, đặc biệt là những website vi phạm bản quyền. Google nộp đơn đăng ký bản quyền vào 28 tháng 9 năm 2012 và được chấp thuận vào ngày 25 tháng 3 năm 2014. Phiên bản Google Panda 4.2 mới nhất: Ngày 18/07/2015.

Paid Listing

Paid Listing là thuật ngữ thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một Internet Directory nào đó. Các đầu mục do các công ty trả tiền để được xuất hiện với thứ hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm. Về hình thức, các đầu mục này khá giống với các đầu mục thông thường khác nhưng có một dấu hiệu đặc biệt nào đó (ví dụ màu sắc) để người sử dụng có thể phân biệt với các đầu mục thông thường.

Visitor Engagement

Visitor Engagement  là Tương tác của người dùng trên trang là một trong những tiêu chí quan trọng để đo lường hiệu quả của quảng cáo và chất lượng của website , cả về nội dung lẫn điều hướng người dùng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi của trang ( Conversion Rate ) cũng như các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo (KPIs campaign) khác. Bao gồm 4 nhóm chính: Request page, event Request item Request transaction Scroll and type

Pageview

Pageview là một trong những loại Visitor Engagement – Tương tác người dùng trên trang phổ biến nhất. Trên mạng World Wide Web, một pageview sẽ thường là kết quả của việc một người dùng lướt web nhấp chuột vào một liên kết nào đó trên trang hoặc truy cập trực tiếp từ trình duyệt.

Organic Search Result

Organic Search là quá trình tìm kiếm tự nhiên của người dùng trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine). Quá trình này được bắt đầu bằng việc người dùng thắc mắc và muốn tìm kiếm một vấn đề nào đó qua các công cụ tìm kiếm online. Sau đó, họ sẽ truy cập vào các công cụ tìm kiếm, đồng thời gõ lên công cụ tìm kiếm một từ khóa nào đó về chủ đề mà họ đang quan tâm. Organic Search Traffic  là những truy cập vào website của khách hàng thông qua các bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm ( SERP ) trên các công cụ tìm kiếm Google Search, không bao gồm các truy cập từ các hình thức quảng cáo trả tiền của Google như Adsword.

Traffic

Traffic là một thuật ngữ được dùng để hình ảnh hóa việc truy cập qua lại giữa các trang web của người dùng mạng. Trong SEO , traffic được sử dụng với nghĩa là lưu lượng truy cập, với mục tiêu cho người đọc biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website.

Nofollow

Nofollow là một loai thuộc tính HTML do Google cung cấp với mục đích chặn những link Spam khi người dùng đặt link. Nó sẽ báo cho Google biết khi Bọ tìm kiếm đi qua sẽ không theo link đó để đến một website khác. Các backlink dạng nofollow này thường chỉ có tác dụng quảng cáo và kéo lượng Traffic cho website của bạn.

Domain-level mozRank viết tắt DmR

Domain-level mozRank  (viết tắt là DmR),  DmR quy định sự phổ biến của một tên miền so với các tên miền khác trên Internet. DmR chỉ được tính cho root domain và sub domain. Cách tính DmR giống như mR nhưng được áp dụng ở cấp độ tên miền, tức là nếu có nhiều liên kết đến từ 1 tên miền khác trỏ đến 1 tên miền nào đó sẽ được tính vào DmR.

Newbie

Newbie là thuật ngữ thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet.

MozTrust

MozTrust Là điểm số tin cậy của liên kết được tính bởi SEOmoz. Tương tự như MozRank , đo lường chỉ số phổ biến của liên kết, còn MozTrust đo lường chỉ số tin cậy của liên kết. Cách tính điểm MozTrust: Bằng cách tính toán “khoảng cách” liên kết giữa một trang nhất định và một nguồn tin cậy trên Internet.  Dựa trên hệ l0garit từ 1 đến 10. Do đó, sẽ dễ dàng hơn nhiều để cải thiện từ 3 lên 4 hơn là cải thiện từ 8 đến 9. Gia tăng điểm MozTrust MozTrust có thể được cải thiện bằng cách nhận được các liên kết từ các trang web khác với MozTrust cao như các tổ chức chính phủ và các trường đại học (.gov và .edu)

MozRank viết tắt mR

MozRank là phương thức đánh giá của SEOmoz, nó xem xét độ phổ biến của 1 trang web trên internet.  Mozrank được viết tắt là mR. Mozrank là một đơn vị tính Link popularity score do tổ chức SEOMoz thiết lập, Giá trị mozRank được SEOMoz quy định là một số logarit từ 1 đến 10. Bất kỳ trang nào cũng có mozRank tương ứng bởi số lượng và chất lượng của những liên kết đến chúng; trang nào nhận được nhiều liên kết có chất lượng hơn thì mozRank sẽ cao hơn.

Meta Tag

Meta Tag là thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt lẫn người dùng hay bot từ các search engine. Mọi người hay nghe Meta Keyword , Meta Descriptio n, Meta title ,.. nhưng nó đều các thẻ thuộc dòng Meta tags.

Meta Title

Meta Title là thẻ tiêu đề website , một thẻ chắc chắn không thể thiếu trong công đoạn tối ưu Onpage HTML , tiêu đề này sẽ được hiển thị khi tìm kiếm trên Google. Cấu trúc:  <title> Tiêu đề của trang </title> Thẻ tiêu đề khi hiển thị trên Google nó sẽ hiển thị từ 60 – 70 ký tự để hiển thị được tốt trên kết quả trả về của bộ máy tìm kiếm, nếu vượt quá số ký tự cho phép thì tiêu đề của bạn sẽ bị cắt phần dư đi và thay bằng dấu 3 chấm (…)

Meta Keywords

Meta Keywords là một thẻ được dùng để khai báo các từ khóa dùng cho bộ máy tìm kiếm. Với thuộc tính này, các bộ máy tìm kiếm (Search Engine) sẽ dễ dàng hiểu nội dung của bạn đang muốn nói đến những vấn đề gì! Cấu trúc:   <meta name=”keywords” content=”từ khóa” /> Meta Keywords là thẻ mô tả từ khóa của một trang. Hiện tại các công cụ tìm kiếm không đánh giá cao thẻ này, nhưng bạn vẫn nên sử dụng với mục đích thực của nó.

Meta description

Thẻ meta description của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm bản tóm tắt nội dung của trang đó. Trong khi tiêu đề trang có thể là vài từ hoặc cụm từ, thẻ mô tả của trang phải có một hoặc hai câu hoặc một đoạn ngắn. Thẻ meta description là một yếu tố SEO Onpage khá cơ bản cần được tối ưu cẩn thận. Cấu trúc:  <meta name=”description” content=”mô tả” /> Hạn chế ký tự – hiện tại Goolge cho hiển thị lên tới 160 ký tự, Yahoo là 165 còn MSN lên tới 200. Hãy sử dụng mức thấp nhất của Google, tức là viết thẻ meta decription chỉ nên trong vòng 160 ký tự (bao gồm cả khoảng trống). Nếu quá số ký tự cho phép thì nội dung dư thừa sẽ bị thay bằng dấu 3 chấm (…). Update mới nhất tháng 12/2017: Google cho phép hiển thị đến 230 ký tự tại dòng mô tả “ description”  trên công cụ tìm kiếm Google Search. Điều này giúp website hiển thị content đầy đủ và mô tả được nhiều hơn.

Metadata

Metadata (Siêu dữ liệu) là dạng dữ liệu miêu tả về dữ liệu. Trong cơ sở dữ liệu, metadata là các sửa đổi dạng biểu diễn khác nhau của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu.  Metadata bao gồm một tập hợp các phần tử thiết yếu để mô tả 1 nguồn thông tin. Là dữ liệu mà trang web của bạn đề cập đến cho công cụ tìm kiếm biết.

Long-tail keyword

Long-tail keyword là những từ khóa ( keyword s) dài, mang tính chi tiết về 1 sản phẩm, dịch vụ hay một vấn đề nào đó. Những từ khóa dài sẽ tiếp cận chính xác với mục tiêu hơn, giảm thiểu độ cạnh tranh so với các từ khóa ngắn, chung chung. Ví dụ: từ khóa “phần mềm” sẽ có tính cạnh tranh rất cao và không đúng mục tiêu của người cần tìm, nhưng với từ khóa dài “phần mềm chỉnh sửa ảnh” người ta sẽ tìm đúng trang cần tìm hơn.

Link Building

Link Building là một thuật ngữ nói đến vấn đề xây dựng liên kết từ bên ngoài đến website của bạn. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là link building là quá trình làm tăng số lượng backlink trỏ đến website của bạn để cải thiện bảng xếp hạng trong công cụ tìm kiếm. Link building là phần quan trọng nhất trong SEO Offpage

Javascript

Javascript là một ngôn ngữ lập trình được tạo ra vào năm 1995 bởi Brendan Eich tại Netscape. Mục đích ban đầu để nâng cao khả năng tương tác của trang web với người sử dụng. Thông thường mã javascript (gọi tắt là js) được nhúng vào trong trang web, và được thực thi bởi trình duyệt.

Index

Index là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình Spider (Con bọ) tìm kiếm của bộ máy tìm kiếm Google tìm thấy dữ liệu từ 1 website sau đó lưu trữ lại, đánh giá và so sánh mức độ uy tín của dữ liệu đó.

Impression

Impression là thuật ngữ chỉ tần số quảng cáo của bạn được hiển thị. Impression được tính mỗi khi quảng cáo được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm hoặc các trang web khác trên Mạng Google. Mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên Google, nó tính là một Impression.

Inbound link

Inbound link là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là BackLink . Nếu bạn có nhiều Inbound link thì thứ hạng website của bạn trên Google chắc chắn sẽ được cải thiện. Inbound link còn được gọi là Backlink, đó là các liên kết từ một trang web đến một trang web.

Hyperlink

Hyperlink có nghĩa là một siêu liên kết, là nguồn dẫn tài liệu để khi người dùng click vào nó sẽ được dẫn đến một trang khác hoặc một vị trí nào đó trên trang web. Hypertext là văn bản với các siêu liên kết. Văn bản, nội dung bao gồm có siêu liên kết “Hyperlink” được gọi với tên là Anchor text .

Banner

Theo từ điển Anh – Việt, Banner có nghĩa là biểu ngữ, lá cờ, khẩu hiệu chính trị. Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông thì banner có nghĩa là tấm bảng quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.

Header

Header là phần trên cùng của website bạn, xuất hiện trước và nằm trên bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Header thường bao gồm các phần logo, slogan, và menu định hướng, đôi khi có thêm tìm kiếm, banner quảng cáo, tùy vào mục đích của người chủ website.

Doorway Page

Doorway Page là các trang web được tạo ra cho các SEOer . Các website này là dành cho việc tối ưu cho công cụ tìm kiếm bằng cách chèn kết quả cho cụm từ cụ thể với mục đích gửi khách truy cập đến một trang khác.

SEOer

SEOer là gì được định nghĩa là một người thực hiện công việc tối ưu hóa Website, để trang web luôn có những keywork nằm trên Top đầu của các công cụ tìm kiếm như: Google – Bing – Yahoo.

Source Code (Mã nguồn)

Source Code (Mã nguồn) là các dòng lệnh để đáp ứng với một sự kiện nào đó (Click trên command button chẳng hạn). Khi người sử dụng kích hoạt sự kiện đó thì các dòng lệnh được thực thi để trả lại kết quả cho sự kiện đó. (Ví dụ: hiển thị kết quả tìm được trong các TextBox v.v…).

Hosting

Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail… ,bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.

Domain (Tên miền)

Domain (Tên miền) là một chuỗi các ký tự trong bảng chữ cái Alphabet được sắp xếp giống như tên riêng và có hoặc không có ý nghĩa. Tên miền được sử dụng để định danh địa chỉ Internet(IP) của một máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.” Tính chất cơ bản của một tên miền: – Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước. – Tên miền bắt buộc phải có phần Tên và phẩn đuôi (com, net, org, vn, us,..). – Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần đuôi .com, .net, .org, .info). – Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ. – Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-). – Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www. Một số đuôi tên miền phổ biến: – .com: là kí hiệu viết tắt của từ “commercial”, nghĩa là thương mại, là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn sở

World Wide Web Consortium viết tắt là W3C

World Wide Web Consortium (viết tắt là W3C), là nhiệm vụ hướng dẫn World Wide Web với đầy đủ các tiềm năng phát triển của giao thức và các hướng dẫn mà bảo đảm lâu dài sự tăng trưởng của các trang web. W3C là một trong số các chuẩn cho thiết kế web hiện nay, nó không phải là chuẩn quyết định mọi việc diễn ra trên môi trường Internet. Nhưng W3C giúp bạn định hướng khi xây dựng website . Website theo chuẩn W3C sẽ tuân thủ 4 giai đoạn: + Phác thảo (Working Draft) + Chỉnh sửa cuối cùng (Last Call) + Trình chuẩn ( Proposed Recommendation) + Chuẩn đủ tư cách và ứng xử ( Candidate Recommendation)