Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Product Marketing

Product-building pricing

Product-building pricing –  Định giá trọn gói: là quá trình định giá sản phẩm trọn gói, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản phí duy trì  nào trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Product Concept

Product Concept : Triết lý sản phẩm có thể dẫn đến sự thiển cận trong việc thực hành quản trị marketing, làm cho ban lãnh đạo chỉ chú trọng đến sản phẩm và cải tiến nó theo quan điểm của mình mà không xem xét một cách đúng mức những nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng. Những người ủng hộ triết lý này cho rằng người tiêu thụ ưa thích những sản phẩm có chất lượng tốt, kiểu dáng độc đáo, và do vậy quản trị marketing cần tập trung các nổ lực của mình để có được những sản phẩm cải tiến liên tục.  

Product Placement

Product Placement – đưa sản phẩm vào phim ảnh hoặc video giải trí: là cách sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo với kênh truyền thông giải trí không nhằm mục đích chiêu thị trực tiếp đối với sản phẩm. Nói một cách dễ hiểu hơn, Product Placement là khi nhà quảng cáo chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim nhằm khuếch trương sản phẩm của mình trong phim.

Value-added pricing

Value-added pricing – Phương pháp định giá theo giá trị gia tăng: Sau khi cho ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không định giá ngay mà sẽ thêm vào sản phẩm các giá trị mà chúng tôi tạm dịch là giá trị gia tăng như tính năng của sản phẩm, dịch vụ kèm theo rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường.

Competition-based pricing

Competition-based pricing – Phương pháp định giá theo sự cạnh tranh: Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xem xét mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, rồi định một mức giá thấp hơn, cao hơn, hoặc ngang bằng, tùy theo tình hình của thị trường.

Good-value pricing

Good-value pricing –  Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ: Nhà sản xuất sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm mà định giá. Các yếu tố ấy bao gồm: Chất lượng sản phẩm Đặc điểm, thiết kế sản phẩm Quan điểm, đánh giá của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm Độ khan hiếm của sản phẩm Các dịch vụ kèm theo của sản phẩm

Break-even point pricing

Break-even point pricing – Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn: Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính dựa trên công thức: Hoặc

Markup pricing hay Cost-plus pricing

Markup pricing hay Cost-plus pricing – Phương pháp định giá cộng chi phí : Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính theo công thức: Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng lợi nhuận/từng sản phẩm

Image pricing

Image pricing – Định giá theo hình ảnh: là một chiến lược marketing triển khai cho một số nhóm sản phẩm mà giá cả được đặt cao hơn bởi vì người ta tin rằng một mức giá cao cũng sẽ làm tăng ham muốn của người tiêu dùng. Khách hàng thường sẵn sàng trả giá cao cho các mặt hàng có thương hiệu vì hình ảnh liên quan đến họ. Họ sẽ không điều tra nếu giá phản ánh chính xác giá trị.

Going-rate pricing

Going-rate pricing – Định giá theo giá thị trường: là hình thức định giá bán sản phẩm theo từng thị trường khác nhau, bao gồm: vị trí địa lý, nhóm khách hàng mục tiêu, thói quen mua sắm…

Geographical pricing

Geographical pricing –  định giá theo địa lý: trong marketing, đây là hình thức áp dụng một danh sách giá cơ bản dựa trên vị trí địa lý của người mua. Nó được thiết kế để phản ánh các chi phí vận chuyển đến tựng địa điểm khác nhau.

Discriminatory pricing

Discriminatory pricing – Định giá phân biệt: Các doanh nghiệp thường thay đổi giá căn bản cho phù hợp với những điểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm và địa điểm. Doanh nghiệp thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá, mà những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí. Việc định giá phân biệt có một số hình thức: Định giá theo nhóm khách hàng Định giá theo dạng sản phẩm Định giá theo địa điểm Định giá theo thời gian Định giá theo hình ảnh

Psychological pricing

Psychological pricing – Chiến thuật giá tâm lý: Sử dụng các số lẻ 0.9, 9, 99… để áp dụng vào giá sản phẩm. Ví dụ: Một chiếc điện thoại thay vì có giá 3.000.000 vnd, nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ sẽ định giá cho sản phẩm ấy là 2.990.000. Mức giá ấy không thấp hơn nhiều so với giá gốc, tuy nhiên sẽ đánh mạnh vào tâm lý người mua hàng ở sự khác biệt giữa 3 triệu đồng và 2 triệu đồng. Khi nhìn hoặc nghe con số 2 triệu 9 trăm 90 nghìn, khách hàng sẽ có cảm giác rẻ hơn so với 3 triệu đồng.

Product bundle pricing

Product bundle pricing – Chiến lược giá combo: Kết hợp nhiều sản phẩm lại với nhau thành 1 hay nhiều combo rồi định giá cho những combo này. Thông thường, mức giá của 1 combo sẽ thấp hơn so với tổng mức giá của các sản phẩm tạo thành combo.

Option Product Pricing

Option Product Pricing – Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn: Định giá sản phẩm tùy theo linh kiện lắp ráp, các phụ kiện và thiết bị kèm theo, dựa trên yêu cầu của khách hàng.

Product line Pricing

Product line Pricing – Chiến lược giá phân tầng bậc đối với dòng sản phẩm: Đối với một dòng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ định các mức giá khác nhau tương ứng với giá trị và chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Các mức giá ấy sẽ thể hiện các mức giá trị, chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng.

Market-penetration Pricing

Market-penetration Pricing – Chiến lược giá thâm nhập thị trường: Định một mức giá thật thấp khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó tăng dần mức giá theo thời gian cho đến khi trở lại mức giá cơ bản nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng.

Market-Skimming Pricing

Market-Skimming Pricing – Chiến lược giá hớt ván sữa: Định một mức giá thật cao khi tung sản phẩm mới ra thị trường, sau đó giảm dần mức giá theo thời gian nhằm thu về doanh thu tối đa để trang trải cho chi phí sản xuất.