Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cost per sales

Cost per sales (hay Pay per sales): chi phí trên 01 đơn hàng hay đơn vị sản phẩm bán ra được đo lường từ kênh quảng cáo mang lại. VD: chạy Google Adword chi phí 10,000,000 VNĐ bán được 100 sản phẩm/đơn hàng => chi phí để bán được một sản phẩm/đơn hàng là 100,000 VNĐ. Từ chi phí Cost per sales này tính ra tiếp ROI và CIR của kênh hoặc campaign marketing.

Knowledge Graph

Knowledge Graph – Đồ thị tri thức : Đây là một trường hợp đặc biệt của Rich Results, khi mà các dữ liệu có cấu trúc không chỉ được lựa chọn và hiển thị lên SERPs , mà chúng còn được ghi vào một đồ thị lưu trữ các tri thức của loài người (Knowledge Graph – Đồ thị tri thức) Để thông tin của bạn được chọn và đưa vào đồ thị tri thức, tiêu chí đầu tiên đó là bạn sẽ cần phải là một tác giả có uy tín đối với Google (như wikipedia). Sau khi đáp ứng được tiêu chí này, Google có thể sẽ đối xử với các dữ liệu được cấu trúc có trên site của bạn như là các thông tin đã được xác thực, và nhập nó vào đồ thị tri thức. Thông tin có trên Knowledge Graph – Đồ thị tri thức sẽ được xuất hiện trên khắp các sản phẩm của Google. Thông thường, các dữ liệu có cấu trúc về thông tin của một tổ chức, một sự kiện hoặc một nhân vật nào đó sẽ được xem xét để đưa vào Knowledge Graph.

Structured Data

Structured Data – Dữ liệu có cấu trúc là một dạng dữ liệu được tổ chức và phân loại theo một cấu trúc xác định. Chúng được sinh ra nhằm mục đính lưu trữ và truyền đạt thông tin. Các thông tin có trong Structured Data sẽ được trình bày theo một cấu trúc đã xác định ngay từ đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao chúng được gọi là Structured Data – Dữ liệu có cấu trúc.

Resource Description Framework viết tắt là RDF

Resource Description Framework viết tắt là RDF có nguồn gốc tạo ra từ đầu năm 1999 bởi tổ chức W3C như là 1 tiêu chuẩn để mã hóa siêu dữ liệu ( metadata ). Tên RDF được giới thiệu chính thức trong các tài liệu đặc tả của W3C với nội dung sơ lược. Nội dung thông tin Web được phục vụ chủ yếu cho con người, và máy móc không thể đọc và hiểu được nội dung này. Do đó, rất khó để tự động hóa bất cứ nội dung nào trên Web, ít nhất trên quy mô lớn. Hơn nữa, với lượng thông tin khổng lồ trên Web, chúng ta không thể xử lý chúng chỉ bằng phương pháp thủ công. Vì vậy, W3C đề xuất một giải pháp để mô tả dữ liệu trên Web và có thể được hiểu bởi máy móc, đó chính là RDF. Năm 2004, nhóm làm việc chính về RDF (RDF Core Working Group) tổng hợp bản cập nhật RDF từ các đặc tả từ 6 tài liệu. Dựa trên các tài liệu này, RDF được định nghĩa theo các cách sau: RDF là 1 ngôn ngữ thể hiện thông tin về các tài nguyên web. (theo tài liệu RDF Primer) RDF là 1 framework cho việc thể hiện thông tin trên web (theo tài

JSON-LD

JSON-LD viết tắt của JavaScript Object Notation cho Linked Data, là một phương pháp mã hoá Linked Data (Dữ liệu được Liên kết) sử dụng JSON. Đó là mục tiêu yêu cầu nỗ lực của các nhà phát triển để chuyển đổi JSON hiện tại sang JSON-LD. Điều này cho phép dữ liệu được tuần tự theo một cách tương tự như JSON truyền thống. Nó là một Khuyến nghị của Tổ chức World Wide Web. Ban đầu nó được JSON phát triển cho Linking Data Community Group trước khi chuyển sang Nhóm làm việc của RDF để xem xét, cải tiến và chuẩn hóa. RDF (viết tắt từ Resource Description Framework, tạm dịch là Framework Mô tả Tài nguyên) có nguồn gốc tạo ra từ đầu năm 1999 bởi tổ chức W3C như là 1 tiêu chuẩn để mã hóa siêu dữ liệu (metadata). Tên RDF được giới thiệu chính thức trong các tài liệu đặc tả của W3C với nội dung sơ lược. JSON-LD được thiết kế xung quanh khái niệm “ngữ cảnh” để cung cấp thêm ánh xạ từ JSON đến mô hình RDF. Bối cảnh liên kết các đặc tính đối tượng trong một tài liệu JSON với các khái niệm trong một

Google Structured Data Testing Tool

Google Structured Data Testing Tool là công cụ được Google cho ra đời với nhiệm vụ sứ mệnh duy nhất là kiểm tra cấu trúc của website. Điều này giúp lập trình viên ( coder ) phát hiện ra lỗi và tối ưu hóa đoạn mã (code) thân thiện với công cụ tìm kiếm Google. Đứng trước tham vọng có thể khiến cho cỗ máy tìm kiếm Google hiểu được hoàn toàn ngôn ngữ của con người, Google đã lên kế hoạch để phát triển khả năng đọc hiểu của công cụ tìm kiếm này. Ngoài việc phát triển khả năng hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng, Gooogle còn sử dụng một tính năng đó là tổ chức và phân bổ các thông tin có trên trang theo mẫu quy định trước – Structured Data. Khi thông tin trên trang được cấu trúc hóa theo một mẫu cố định trước, Google hoàn toàn có thể biết được loại nội dung mà trang web đang nói đến là gì và hoàn toàn có thể dự đoán được nội dung trên trang. Với dữ liệu có cấu trúc, công cụ tìm kiếm Google có thể hiểu rõ hơn nội dung của một trang web để có thể đánh giá và xếp hạng nội dung đó trên bả

SMAC viết tắt của Social, Mobile, Analytics và Cloud

Thường cứ mỗi 15 năm, ngành CNTT lại phát triển và thay đổi cách thức các dịch vụ CNTT được cung cấp đến các doanh nghiệp và người dùng. Sau kỷ nguyên Mainframe, mini-computing, máy tính cá nhân và Client-Server và kỷ nguyên Internet (hay còn gọi là kỷ nguyên Web), làn sóng thứ 5 này là đặc thù của một kiến trúc IT tổng thể, bao hàm các công nghệ Social, Mobile, Analytics và Cloud hay còn gọi là SMAC SMAC tạo ra một hệ sinh thái cho phép doanh nghiệp cải thiện hoạt động của mình và đến gần khách hàng hơn với chi phí tiết kiệm nhất trong khi vẫn tiếp cận được khách hàng tối đa. Sự bùng nổ của dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc được tạo ra bởi các thiết bị di động, các bộ cảm biến (sensor), mạng xã hội, các chương trình phần mềm, các dữ liệu từ website…đang tạo ra những mô hình kinh doanh mới được xây dựng trên cơ sở dữ liệu do chính người dùng tạo ra (customer-generated data). Có thể nói trong số 4 công nghệ này sẽ không có cái nào đứng sau cái nào hoặc có thể tách rời nhau ra bởi toà