Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tableau

Tableau (NYSE: DATA) giải pháp phân tích số liệu hàng đầu thế giới, luôn luôn đứng vị trí số 1 trong những năm do Gartner đánh giá trong những năm gần đây. Tableau được Christian Chabot thành lập tháng 1/2003 với ý chí “ Making data easy to see and understand is one of the great opportunities of our time “. Mục tiêu của Tableau rất đơn giản: “help people see and understand their data” – và Tableau đã phát triển giá trị cốt lõi của mình dựa trên: 1- Trực quan (Visual) và Phân tích (Analytics) Đây là 2 tính năng trọng tâm của Tableau, rất dễ dàng các nhà quản trị có thể Visual các dữ liệu của mình, thay thế các con số trên báo cáo khô khan thành các biểu đồ giúp cho nhà quản trị dễ dàng nắm chiều hướng của các hoạt động của doanh nghiệp mình, nhất là đối với doanh thu, chi phí,..Chỉ với các thao tác kéo thả, bạn có thể xây dựng được các visual, phân tích và tổng hợp chúng thành các dashboard. Tableau kết nối đồng thời với nhiều dữ liệu khác nhau, tạo nên một trung tâm phân tích số liệu

Mô hình 3S trong Digital Marketing

Để đơn giản hóa vấn đề, Clays đưa ra mô hình “3S trong Digital Marketing”. Bản thân Clays nghĩ bản chất của Digital Marketing chỉ tóm gọn trong 3 chữ S: “Story – Search – Share” và chỉ cần các bạn nắm vững 3 chữ S này thì có thể tự xây dựng riêng cho mình một chiến lược Digital Marketing hoàn hảo. Story: Có bao giờ các bạn nghĩ khách hàng trên Internet tiếp xúc với sản phẩm hay dịch vụ của bạn như thế nào chưa? Nghĩ đơn giản là chỉ đọc và xem những đoạn nội dung, hình ảnh về sản phẩm và dịch vụ của bạn (lâu lâu họ cũng có thể nghe nếu bạn giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn bằng clip). Vậy làm thế nào để thuyết phục khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Hãy khéo léo kể cho họ nghe một câu chuyện (Story) bằng nội dung, hình ảnh hoặc clip. Nếu câu chuyện của bạn đủ hấp dẫn thì không lý do gì khách hàng không tin tưởng bạn? Search: Nhắc đến tìm kiếm (Search) chắc chắn mọi người nghĩ ngay đến Mr.Google. Chắc hẳn mọi người sẽ không tranh luận với Clays về việc tại sa

Digital Trade Marketing

Các thương hiệu đang đầu tư nhiều hơn vào việc tiếp cận người tiêu dùng qua các kênh online, trong khi đó các nhà bán lẻ lại nắm quyền quyết định tới các khoảnh khắc mua hàng của người tiêu dùng. Bằng việc cùng nhau kết hợp trong một hành trình khách hàng thống nhất, cả 2 sẽ giúp tăng khả năng bán hàng và doanh số. Từ đó khái niệm Digital Trade Marketing ra đời. Đây là cơ hội để các thương hiệu và các các nhà bán lẻ bắt tay cùng nhau nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp thị tại điểm kết thúc của trong hành trình người tiêu dùng và nắm bắt những khoảnh khắc mua hàng tại điểm bán hàng. Các thương hiệu đã và đang bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào Digital Trade Marketing và có vẻ như tất cả mới chỉ là bắt đầu. Theo thống kê tổng chi phí dành cho các hoạt động Digital Trade Marketing trong quý 2 năm 2015 vào khoảng 158 tỷ Euro và con số này đang tiếp tục tăng lên không ngừng.

Multi-Channel Funnels

Trong Google Analytics , chuyển đổi và Giao dịch thương mại điện tử được ghi lại cho chiến dịch, tìm kiếm hoặc quảng cáo cuối cùng được giới thiệu cho người dùng khi người này chuyển đổi. Nhưng giới thiệu, tìm kiếm và quảng cáo của trang web trước đóng vai trò gì trong chuyển đổi đó? Khoảng thời gian từ sở thích ban đầu của người dùng đến hành động mua hàng kéo dài bao lâu? Báo cáo Kênh đa kênh trả lời những câu hỏi này và những câu hỏi khác bằng cách cho biết các kênh tiếp thị của bạn (nghĩa là các nguồn lưu lượng truy cập tới trang web của bạn) làm việc cùng với nhau như thế nào để tạo bán hàng và chuyển đổi. Multi-Channel Funnels – Báo cáo Kênh đa kênh được tạo từ đường dẫn chuyển đổi, kết quả của tương tác (nghĩa là nhấp chuột/giới thiệu từ các kênh) dẫn đến mỗi chuyển đổi và giao dịch. Theo mặc định, chỉ tương tác trong 30 ngày qua được bao gồm trong đường dẫn chuyển đổi, nhưng bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian này từ 1-90 ngày bằng cách sử dụng công cụ chọn Cửa sổ xem lại ở

Chief Risk Officer viết tắt là CRO hay Chief Risk Management Officer viết tắt là CRMO

Chief Risk Officer viết tắt là CRO hay Chief Risk Management Officer viết tắt là CRMO: nghĩa là giám đốc quản lý rủi ro -Một vị trí không thể thiếu trong quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp. Vai trò và trách nhiệm của CRO là tổ chức và thực hiện ERM , phục vụ hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. CRO cần có quan điểm độc lập với các cấp quản lý điều hành doanh nghiệp về những vấn đề kinh doanh do họ đưa ra và CRO cần phải đưa những vấn đề đó ra phân tích kỹ dưới góc độ rủi ro trong các cuộc họp của HĐQT. CRO hoặc CRMO là nhà quản lý có trách nhiệm phải quản trị những rủi ro một cách hiệu quả, và cả các cơ hội liên quan. Các rủi ro thường được phân loại là rủi ro chiến lược, rủi ro uy tín, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, hoặc rủi ro liên quan đến giám sát tuân thủ. Trong nhiều tổ chức có cơ cấu phức tạp, các CRO có trách nhiệm phối hợp các phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro doanh nghiệp.   Vị trí này đã trở nên phổ biến hơn sau khi Công ước Basel, Đạo luật Sarbanes-Oxley, Báo

Enterprise Risk Management viết tắt là ERM

Enterprise Risk Management viết tắt là ERM là một hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp, là khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý tình trạng bấp bênh trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ và rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời tối đa hóa cơ hội cho doanh nghiệp. ERM là một tập hợp quy trình và thủ tục : ERM chịu sự chỉ đạo bởi HĐQT, bị chi phối bởi bộ phận quản lý điều hành và các nhân sự khác trong doanh nghiệp ERM được sử dụng trong việc lập chiến lược và được phổ biến rộng rãi trong doanh nghiệp ERM được thiết lập để nhận diện, đánh giá một cách có hệ thống các tác động và khả năng xảy ra rủi ro có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp ERM đưa ra sự đảm bảo thích đáng trong việc đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Những rủi ro ảnh hưởng đáng kể lên doanh nghiệp : Có thể liệt kê tại đây 10 rủi ro hàng đầu có tác động đến hoạt động của một doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp đó đang hoạt động trong ngành kinh doanh nào. Rủi ro khủng hoảng tài chính. Rủi ro luật

Corporate social responsibility viết tắt CSR

Corporate social responsibility viết tắt CSR là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương xã hội nói chung. CSR được coi là một yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng…CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển. CSR giúp doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng và gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một trong những lợi ích nhất định nhờ hoạt đồng CSR đó là doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh truyền thông đại chúng để thông báo cho cộng đồng và các bên hữu quan biết được những hoạt động CSR của mình. Đây là công cụ hữu hiệu để cho những người làm PR phát triển thương hiệu và gia tăng tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu sản phẩm của công ty.  Bao gồm: Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty