Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Click Through Rate viết tắt CTR

Tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. Click Through Rate  (viết tắt CTR) – Tỷ lệ nhấp là số nhấp chuột mà quảng cáo của bạn nhận được chia cho số lần quảng cáo hiển thị được biểu thị dưới dạng phần trăm.  CTR là số lần nhấp quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị: nhấp chuột ÷ lần hiển thị = CTR. Ví dụ: nếu bạn đã có 5 lần nhấp chuột và 1000 lần hiển thị, sau đó CTR của bạn sẽ là 0,5%. CTR được tính : (CTR = số nhấp chuột ÷ số lần hiển thị) Mỗi quảng cáo và từ khóa có CTR của riêng chúng mà bạn có thể thấy được liệt kê trong tài khoản của bạn. CTR cao là chỉ báo tốt rằng người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan. CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa (một thành phần của Điểm chất lượng), có thể ảnh hưởng đến chi phí và vị trí quảng cáo của bạn. Lưu ý rằng CTR tốt có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào. Bạn có thể sử dụng CTR để đánh giá những quảng cáo

Content Management System viết tắt CMS

Content Management System (viết tắt CMS) , hay còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung. Nội dung ở đây có thể là tin tức điện tử, báo chí hay các media hình ảnh, video, … Hệ thống CMS giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng. Không chỉ là công ty mà hiện nay các blog cá nhân cũng ra đời với số lượng không hề nhỏ, và họ chọn giải pháp sử dụng CMS nhằm dễ dàng xây dựng website và quản lý nội dung, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí xây dựng website .

Category

Category có nghĩa là chuyên mục, danh mục hay thể loại. Category và Tags thường được sử dụng đồng nghĩa.  Category thường dùng trong SEO , category dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “thể loại” với nhiệm vụ phân loại, liên kết các nội dung cùng chủ đề lại với nhau. Đối với các bạn làm SEO mà trực tiếp là thiết kế website thì category luôn được khởi tạo đầu tiên và thường luôn có trong một website .

Conversion form

Conversion form là một hình thức mà một trang web được thiết kế để có thể biến người xem các trang web thành khách hàng tiềm năng tương lai cho doanh số bán hàng và dịch vụ. Conversion form là mẫu form mà bạn dùng để thu thập thông tin về người truy cập trên trang web của bạn. Conversion form chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng, thu thập các thông tin liên lạc về khách hàng tiềm năng này.

Canonical URL

Canonical URL : là URL mà các webmaster s muốn search engine coi như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Hay nói cách khác, một canonical URL là URL mà webmaster muốn visitors nhìn thấy. Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website . Thẻ canonical là thuộc tính nằm trong mã HTML , nó cho phép quản trị website ngăn được trùng lặp nội dung thông qua việc xác định thẻ canonical hoặc thẻ preferred Nếu trên nội dung của website của bạn có các bài viết giống nhau thì sẽ bị Google đánh giá thấp về nội dung không chất lượng và như thế dẫn tới giảm xếp hạng của website của bạn. Chính vì thế bạn phải có được thẻ canonical để giảm sự trùng lặp nội dung trong trang, đây là một thủ thuật SEO onpage rất cần được lưu ý. Cú pháp viết thẻ Canonical: <linl rel=”canonical” href=”URL địa chỉ website của bạn”> Trong lĩnh vực làm SEO thì thẻ canonical sẽ giúp cho Google biết bài viết trên website của bạn không phải một bản sao và nó nên được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm webs

Blogosphere

Thuật ngữ Blogosphere là định nghĩa của công cụ tìm kiếm các Blog được dùng để tìm kiếm, thu nhập nội dung dựa trên cấc mối liên kết từ các Blog. Thuật ngữ này có nghĩa là các blog tồn tại với nhau như một kết nối cộng đồng (hoặc như một bộ sưu tập của các cộng đồng được kết nối) hoặc là một mạng xã hội, trong đó tác giả hàng ngày có thể xuất bản ý kiến của họ. Kể từ khi thuật ngữ đã được đặt ra, nó đã được sử dụng trong một số phương tiện truyền thông và cũng được sử dụng để tham khảo Internet.

Webmaster

Webmaster (từ nối của web và master, cũng được gọi là website administrator là cách gọi chung cho người làm công việc quản trị một hay nhiều trang web. Webmaster thường được biết đến là người thành thạo mã HTML , là người trực tiếp quản lí tất cả các thành phần của trang web. Dựa trên loại trang web họ quản lí, các webmaster thường thành thạo các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Javascript, PHP . Họ cũng thường biết cách thiết lập máy chủ web giống như quản trị viên của máy chủ.