Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Website

Referring Domains

Referring Domains: Là URL của một trang web chuyển hướng khách truy cập đến website của bạn. Chẳng hạn khách truy cập đến website của bạn qua Google thì lúc này google là một Referring Site đến web của bạn. Được tính trên một lần xuất hiện backlink , ví dụ bạn có 100 backlink từ Zing Mp3, bạn sẽ được tính là 1 lần, vậy chỉ số này là tổng hợp các domain khác nhau có tồn tại backlink trỏ về trang web của bạn ! Khi xuất hiện một backlink, đồng nghĩa với việc các bạn có thêm một referring domain, nhưng số lượng backlink không quyết định chỉ số này, mà chỉ được tính một lần.

Ahrefs Domain Rating viết tắt ADR

Ahrefs Domain Rating viết tắt ADR  là thước đo tác động của backlinks đến một website dựa vào giá trị của tất các backlink được trỏ đến website. Điều này sẽ giải thích vì sao bạn sẽ thấy ADR hay còn viết tắt là DR trên toolbar của Ahrefs thường cao hơn so với các AUR hay viết tắt là UR.

Ahrefs URL Rating viết tắt AUR

Ahrefs URL Rating viết tắt AUR là một thang điểm đo lường mức độ tác động của backlink s đến một URL nhất định. Đặc điểm dễ nhận ra nhất với AUR đó là, số lượng backlinks càng nhiều, thì chỉ số AUR càng cao. Tuy nhiên bạn cũng đừng quên về chất lượng, có những trang có điểm AUR cực cao dù số lượng backlinks không lớn, điều này là vì nó được nhiều URL uy tín, chất lượng trỏ về, hay nói cách khác, đó toàn là những backlink siêu béo tốt. Ví dụ đơn giản là nếu giả sử bạn được trang chủ dantri.com.vn trỏ liên kết đến chẳng hạn, điểm số của bạn rất cao dù chỉ có vài link như vậy.

Domain Rank

Domain Rank  nó đánh giá thứ hạng domain, thứ hạng được đánh giá từ 01-100, nếu domain càng có thứ hạng cao thì độ tin tưởng càng lớn, vì vậy hãy tìm domain cũ hoặc những domain lâu năm thường có độ tin tưởng cao hơn. Theo Ahrefs thông số Domain Rank dùng để chỉ ra mức độ uy tín của tên miền, dựa trên số lượng và chất lượng Backlink trỏ đến tất cả các trang web trên website. DR có giá trị 0 – 100 (TOP) Các chỉ số của Ahrefs không nói lên rằng cứ chỉ số cao thì website của bạn sẽ tốt, mà nó chỉ xác định cho bạn cơ bản rằng, chỉ số cao có nghĩa là website đó được có được backlinks nhiều hoặc chất lượng tốt.

Meta Property

Meta Property là thẻ khai báo cấu trúc của một trang web, bạn nên bổ sung thêm thẻ này để khai báo cấu trúc với các thuộc tính như URL, title, locale, type nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình làm SEO. Cấu trúc: <meta property=”og:value” content=”content value” />

Meta Content Type

Meta Content Type là thẻ khai báo mã hiển thị ngôn ngữ của website chứa nó. Cấu trúc: meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf-8″ />

Meta Revisit After

Meta Revisit After là thẻ khai báo cho bọ tìm kiếm thời gian quay trở lại trang web của bạn. Tuy nhiên thẻ meta này ít được sử dụng vì thời gian revisit đã được khai báo trong sitemap bằng thuộc tính Frequency. Cấu trúc: <meta name=’revisit-after’ content=’1 days’ />  

Meta Language

Meta Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh). Thẻ này dùng khai báo ngôn ngữ website tương tự như Meta Content Language nhưng cấu trúc khác như sau: <META NAME=”Language” CONTENT=”english”> Meta Content Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh): Thẻ này được dùng để khai báo ngôn ngữ của website. Thẻ này cũng được dùng tương tự như Meta Name Language. Các robot của Search Engine thường dùng thẻ này để phân loại ngôn ngữ của website. Ví dụ: <META HTTP-EQUIV=”Content-Language” CONTENT=”vi”> Bạn nên sử dụng thẻ này nếu website của bạn có ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Cá nhân tôi chưa từng thử, tuy nhiên theo như những gì mà tôi tham khảo thì thẻ này rất có ích cho bot phân loại nội dung theo ngôn ngữ.

Hreflang

Nhiều trang web phân phối nội dung đã dịch cho người dùng từ khắp nơi trên thế giới hoặc được nhắm mục tiêu đến người dùng ở một khu vực cụ thể. Google sử dụng thuộc tính rel=”alternate” hreflang=”x” để phân phối ngôn ngữ hoặc URL khu vực chính xác trong kết quả Tìm kiếm. Một số tình huống ví dụ trong đó rel=”alternate” hreflang=”x” được khuyến nghị: Bạn giữ lại nội dung chính trong một ngôn ngữ duy nhất và chỉ dịch mẫu, chẳng hạn như điều hướng và chân trang. Các trang có nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như diễn đàn, thường làm như thế này. Nội dung của bạn có khác biệt nhỏ giữa các khu vực với nội dung tương tự trong một ngôn ngữ. Ví dụ: bạn có thể có nội dung tiếng Anh được nhắm mục tiêu đến Mỹ, Anh và Ireland. Nội dung trang web của bạn được dịch hoàn toàn. Ví dụ: bạn có cả hai phiên bản tiếng Đức và tiếng Anh của mỗi trang. Sử dụng chú thích ngôn ngữ Hãy tưởng tượng bạn có một trang tiếng Anh được lưu trữ tại http://www.example.com/, với phiên bản tiếng Tây Ban Nha tại http:

Uniform Resource Identifier viết tắt URI

Uniform Resource Identifier viết tắt URI là một chuỗi kí tự được sử dụng để định danh tên, hoặc tài nguyên trên Internet. Việc định danh này cho phép tương tác với các tài nguyên trên mạng sử dụng một giao thức xác định. Schemes specifying a concrete syntax and associated protocols define each URI. URI xác định tài nguyên theo vị trí, theo tên, hoặc cả 2. URI có 2 nhánh là URL và URN Theo tiêu chuẩn hiện hành RFC 3986 một URI được cấu tạo từ 5 phần: scheme (Sự xếp đặt), authority (nhà cung cấp), path (đường dẫn), query (truy vấn) và fragment (phân mảnh), trong đó chỉ có scheme và path là bắt buộc phải có trong mỗi URI: Cú pháp chung chung là: URI = scheme “:” hier-part [ “?” query ] [ “#” fragment ] Theo đó hier-part là cho một authority tùy chọn và path. Nếu có authority, nó bắt đầu với hai dấu gạch chéo, và đường dẫn phải bắt đầu với một dấu gạch chéo.

Structured Data

Structured Data – Dữ liệu có cấu trúc là một dạng dữ liệu được tổ chức và phân loại theo một cấu trúc xác định. Chúng được sinh ra nhằm mục đính lưu trữ và truyền đạt thông tin. Các thông tin có trong Structured Data sẽ được trình bày theo một cấu trúc đã xác định ngay từ đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao chúng được gọi là Structured Data – Dữ liệu có cấu trúc.

Resource Description Framework viết tắt là RDF

Resource Description Framework viết tắt là RDF có nguồn gốc tạo ra từ đầu năm 1999 bởi tổ chức W3C như là 1 tiêu chuẩn để mã hóa siêu dữ liệu ( metadata ). Tên RDF được giới thiệu chính thức trong các tài liệu đặc tả của W3C với nội dung sơ lược. Nội dung thông tin Web được phục vụ chủ yếu cho con người, và máy móc không thể đọc và hiểu được nội dung này. Do đó, rất khó để tự động hóa bất cứ nội dung nào trên Web, ít nhất trên quy mô lớn. Hơn nữa, với lượng thông tin khổng lồ trên Web, chúng ta không thể xử lý chúng chỉ bằng phương pháp thủ công. Vì vậy, W3C đề xuất một giải pháp để mô tả dữ liệu trên Web và có thể được hiểu bởi máy móc, đó chính là RDF. Năm 2004, nhóm làm việc chính về RDF (RDF Core Working Group) tổng hợp bản cập nhật RDF từ các đặc tả từ 6 tài liệu. Dựa trên các tài liệu này, RDF được định nghĩa theo các cách sau: RDF là 1 ngôn ngữ thể hiện thông tin về các tài nguyên web. (theo tài liệu RDF Primer) RDF là 1 framework cho việc thể hiện thông tin trên web (theo tài

JSON-LD

JSON-LD viết tắt của JavaScript Object Notation cho Linked Data, là một phương pháp mã hoá Linked Data (Dữ liệu được Liên kết) sử dụng JSON. Đó là mục tiêu yêu cầu nỗ lực của các nhà phát triển để chuyển đổi JSON hiện tại sang JSON-LD. Điều này cho phép dữ liệu được tuần tự theo một cách tương tự như JSON truyền thống. Nó là một Khuyến nghị của Tổ chức World Wide Web. Ban đầu nó được JSON phát triển cho Linking Data Community Group trước khi chuyển sang Nhóm làm việc của RDF để xem xét, cải tiến và chuẩn hóa. RDF (viết tắt từ Resource Description Framework, tạm dịch là Framework Mô tả Tài nguyên) có nguồn gốc tạo ra từ đầu năm 1999 bởi tổ chức W3C như là 1 tiêu chuẩn để mã hóa siêu dữ liệu (metadata). Tên RDF được giới thiệu chính thức trong các tài liệu đặc tả của W3C với nội dung sơ lược. JSON-LD được thiết kế xung quanh khái niệm “ngữ cảnh” để cung cấp thêm ánh xạ từ JSON đến mô hình RDF. Bối cảnh liên kết các đặc tính đối tượng trong một tài liệu JSON với các khái niệm trong một

Google Structured Data Testing Tool

Google Structured Data Testing Tool là công cụ được Google cho ra đời với nhiệm vụ sứ mệnh duy nhất là kiểm tra cấu trúc của website. Điều này giúp lập trình viên ( coder ) phát hiện ra lỗi và tối ưu hóa đoạn mã (code) thân thiện với công cụ tìm kiếm Google. Đứng trước tham vọng có thể khiến cho cỗ máy tìm kiếm Google hiểu được hoàn toàn ngôn ngữ của con người, Google đã lên kế hoạch để phát triển khả năng đọc hiểu của công cụ tìm kiếm này. Ngoài việc phát triển khả năng hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng, Gooogle còn sử dụng một tính năng đó là tổ chức và phân bổ các thông tin có trên trang theo mẫu quy định trước – Structured Data. Khi thông tin trên trang được cấu trúc hóa theo một mẫu cố định trước, Google hoàn toàn có thể biết được loại nội dung mà trang web đang nói đến là gì và hoàn toàn có thể dự đoán được nội dung trên trang. Với dữ liệu có cấu trúc, công cụ tìm kiếm Google có thể hiểu rõ hơn nội dung của một trang web để có thể đánh giá và xếp hạng nội dung đó trên bả

Data Engineer

Data Engineer Là người xây dựng systems tổng hợp, lưu trữ và xuất dữ liệu từ một số app và system tạo ra bởi software engineer s. Data engineer sở hữu một ngách kĩ năng của software engineer. 40% data engineer ban đầu là software engineer, đây là một trong những hướng phát triển nghề nghiệp thường thấy. Công việc của vai trò này bao gồm: Cấu trúc dữ liệu nâng cao Điện toán phân tán (distributed computing) Lập trình đồng thời (concurrent programming) Kiến thức về một số công cụ mới: Hadoop, Spark, Kafka, Hive, v.v. Tạo ETL/data pipelines

Data Scientist

Data Scientist Là người tạo hệ thống phân tích trên toàn bộ data, đó có thể là mẫu phân tích 1 lần để team hiểu về hành vi người dùng, hoặc thuật toán machine learning để implement vào code base của software engineers và data engineers. Công việc của vai trò này bao gồm: Data modeling Machine learning Thuật toán Business Intelligence dashboards

Multi-Channel Funnels

Trong Google Analytics , chuyển đổi và Giao dịch thương mại điện tử được ghi lại cho chiến dịch, tìm kiếm hoặc quảng cáo cuối cùng được giới thiệu cho người dùng khi người này chuyển đổi. Nhưng giới thiệu, tìm kiếm và quảng cáo của trang web trước đóng vai trò gì trong chuyển đổi đó? Khoảng thời gian từ sở thích ban đầu của người dùng đến hành động mua hàng kéo dài bao lâu? Báo cáo Kênh đa kênh trả lời những câu hỏi này và những câu hỏi khác bằng cách cho biết các kênh tiếp thị của bạn (nghĩa là các nguồn lưu lượng truy cập tới trang web của bạn) làm việc cùng với nhau như thế nào để tạo bán hàng và chuyển đổi. Multi-Channel Funnels – Báo cáo Kênh đa kênh được tạo từ đường dẫn chuyển đổi, kết quả của tương tác (nghĩa là nhấp chuột/giới thiệu từ các kênh) dẫn đến mỗi chuyển đổi và giao dịch. Theo mặc định, chỉ tương tác trong 30 ngày qua được bao gồm trong đường dẫn chuyển đổi, nhưng bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian này từ 1-90 ngày bằng cách sử dụng công cụ chọn Cửa sổ xem lại ở

Facebook Open Graph

Facebook Open Graph là 1 giao thức dùng để giao tiếp giữa website của bạn với mạng xã hội facebook. Hay nói cách khác Open Graph chính là cầu nối giúp website của bạn trở thành một phần của mạng xã hội để cho việc quảng bá website và tương tác mạng xã hội được dễ dàng hơn. Facebook Open Graph bao gồm một tập hợp meta tags giúp bạn định nghĩa nội dung trên website thành dữ liệu có cấu trúc mà Facebook có thể hiểu được. khi bạn share, like 1 link hoặc cập nhật 1link trên status, nếu website của bạn không có sử dụng Opne Graph thì Facebook chỉ nhận ra link bài viết mà thôi. Khi chèn Open Graph vào website nó sẽ làm cho web pages mà bạn chia sẻ trở thành đối tượng có các thuộc tính mà mạng xã hội yêu cầu như là title, description, ảnh thumbnail…Vì thế link chia sẻ sẽ có đầy đủ ảnh thumbnail, description do bạn chỉ định để lôi kéo người đọc click theo chủ ý của bạn. Facebook Open Graph là công cụ của Facebook hỗ trợ đăng tin đa dạng, có cấu trúc từ ứng dụng của bạn bằng cách sử dụng API đ

Over-Optimizing

Over-Optimizing – Tối ưu hóa quá liều: SEO là tuyệt vời, nhưng SEO nhiều quá có thể gây ra Over-Optimizing. Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là thực tiễn tạo ra quá nhiều cải tiến về SEO, đến mức những cải tiến bắt đầu làm hỏng khả năng xếp hạng của trang web. Bạn đang làm tất cả các công cụ SEO điển hình điển hình, nhưng trong một số trường hợp bạn đã làm nó “quá liều”. Và hậu quả là mọi thứ đi xuống dốc: keyword không lên top, lượng truy cập các keyword khác trên website giảm hẳn, nguy hiểm hơn Google có thể cho bạn vào Blacklist . Link gốc: https://blog.kissmetrics.com/avoid-over-optimizing/

Phalcon

Phalcon là một framework PHP được xây dựng trên nền ngôn ngữ C. Chính vì được xây dựng bằng ngôn ngữ C, ngôn ngữ gần với ngôn ngữ hệ thống nhất nên dù ra đời khá muộn so với các thế hệ đàn anh như Zend , CakePHP , Yii , Laravel … nhưng tính tới thời điểm hiện tại Phalcon Framework lại được biết đến là một framework cung cấp tốc độ và hiệu suất cao nhất. Giới thiệu  Mặc dù Phalcon Framework được xây dựng bằng ngôn ngữ C nhưng các bạn chỉ cần biết PHP là có thể làm việc với nó một các bình thường. Nếu chúng ta là một người sử dụng web thông thường, không biết gì về công nghệ và bỏ qua một số tiêu chí so sánh khác thì có thể thấy tốc độ load nhanh sẽ mang lại cho người sử dụng một cảm giác vô cùng dễ chịu và thoải mái. Điều này cũng nói lên rằng Phalcon Framework sẽ có chỗ đứng trong tương lai. Do Phalcon được viết bằng ngôn ngữ C, nên chúng ta chỉ cần tích hợp Phalcon vào dự án như là một phần mở rộng kèm theo. Dung lượng của thư viện Phalcon rất nhỏ gọn và phần download, cài đặt cũng