Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trade Marketing

Sales Engagement

Sales Engagement – Phối hợp Marketing và Sales: Đã trở thành quan điểm xuyên suốt của Marketing Chiến Lược, để cho hoạt động marketing thành công thì cần phải làm cho marketing trở thành “triết lý kinh doanh” của công ty. Một số lý do vì sao marketing cần phải thường xuyên engage với sales: – Sales là bộ phận tương tác với marketing nhiều nhất, sales là bộ phận thực hiện các chiến lược marketing qua kênh phân phối. – Sales quản lý quan hệ khách hàng, với khách hàng sales là bộ mặt của công ty. Với công ty, sales là kênh nhận phản hồi từ khách hàng. – Sales tiếp xúc với thị trường hằng ngày nên sales hiểu khách hàng và nắm thông tin thị trường nhanh nhất, hiệu quả nhất. – Hiệu quả các hoạt động marketing được thể hiện qua doanh số bán hàng.

Visibility

Visibility – độ nhận diện tại điểm bán: có mặt trong cửa hàng thôi thì chưa đủ, vì nhiều khi bị nhét trong kẹt, mà còn phải được trưng bày trước mắt người tiêu dùng/người mua hàng lựa chọn

Sampling

Sampling – Phát sampling hay phát mẫu thử là một hình thức marketing mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng vì họ được dùng thử sản phẩm để cảm nhận và tự cân nhắc quyết định mua hàng.

Point of purchase ( viết tắt POP)

Point of purchase ( viết tắt POP) hay khu vực mua hàng, trưng bày tại các điểm bán lẻ, được hiểu là chương trình tiếp thị hay khuyến mãi bán hàng. Những điểm bán hàng này được đặt ở nơi dễ dàng thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng mua hàng. POP giúp quản lý các hoạt động bán lẻ tại nhiều cửa hàng. MỘT ĐIỂM BÁN HÀNG CẦN GÌ? Light box: chiếc hộp có gắn bóng đèn phía sau, để chiếu sáng poster quảng cáo Động lực mua sắm: tạo cho khách hàng những quyết định mua sắm nhất thời. Đòi hỏi điểm bán hàng phải có điều gì đó đặc biệt để ngay lập tức thu hút sự chú ý, ví dụ: poster bắt mắt, trang trí quầy mới lạ… Hàng mẫu: giúp khách hàng có thể trải nghiệm được sản phẩm ngay tại điểm bán hàng này. Giúp họ có sự hình dung rõ ràng và niềm tin vào sản phẩm.

Visual Merchandising viết tắt VM

Visual Merchandising (VM) – là sự kết hợp của: nghệ thuật sắp đặt, thời trang và kiến trúc – nội thất. Đó là công việc sắp đặt, thiết kế từ những ý tưởng mới lạ, độc đáo thậm chí là kì quái trong việc trưng bày một sản phẩm bên trong cửa hàng hay cửa sổ trưng bày – mà phần lớn được áp dụng tại những cửa hàng thời trang từ bình dân đến cao cấp. Nhằm gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của cộng động và đem đến lợi ích cuối cùng là tăng doanh số bán hàng của thương hiệu. Cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể được hiển thị để làm nổi bật các đặc tính và lợi ích của chúng. Mục đích của việc bán hàng trực quan đó là thu hút, thu hút và khuyến khích khách hàng mua hàng.Bán hàng trực quan thường xảy ra trong các không gian bán lẻ chuyên nghiệp như Store, Department.

Sales promotion

Sales promotion hay còn gọi là khuyến mãi cho người tiêu dùng là một trong những công cụ khá hiệu quả của Promotion (Chiêu thị) Sale promotion khác thuật ngữ trade promotion . Promotion nếu hiểu theo nghĩa rộng là chính sách xúc tiến (có thể bao gồm các công cụ quảng cáo, PR, giảm giá các loại), là một khái niệm rộng hơn nhiều so với giảm giá. Nói cách khác, promotion là những nỗ lực để tăng lượng bán sản phẩm, nếu sử dụng trong trường hợp giảm giá là rất thiếu chính xác. Tuy nhiên, không hiểu vì sao thuật ngữ này được sử dụng tương đối rộng rãi ở VN để thay cho giảm giá. Sale promotion thì các chương trình tập trung vào khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng còn trade promotion (khuyến mại) tập trung vào khách hàng là đại lý, nhà phân phối. Nên các chương trình của hai bên thường khác nhau.

Trade & Consumer Promotion

Trade & Consumer Promotion: Khuyến khích mua hàng là một công cụ thuộc loại thúc đẩy bán hàng ( sales promotion ) của hoạt động truyền thông marketing. Bản thân tên của công cụ đã nói lên ý mục đích sử dụng của công cụ nầy. Khách hàng mục tiêu mà các chương trình khuyến khích mua hàng nhắm đến là người tiêu dùng, nó được sử dụng nhằm thúc đẩy người tiêu dùng tìm đến một thương hiệu bằng cách cung cấp phần thưởng khuyến khích cho hành động đó.

Below the line viết tắt BTL

Below the line (viết tắt BTL) còn được hiểu là PUSH MARKETING hoặc Brand Activation là các họat động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng với mục đích ngắn hạn và tạo hiệu quả trực tiếp, ví dụ như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ. Các hoạt động chính là Trade & Consumer Promotion, Merchandising. Chi tiết hơn sẽ là POP (Point Of Purchasing), Promotion Campaign & Sampling (các loại chương trình khuyến mãi và cho dùng thử sản phẩm), Direct marketing & Activations (các hoạt động tiếp thị trực tiếp, tác động thẳng đến người tiêu dùng tại gia đình, tại retailers hoặc các Camps ở những nơi công cộng). Các hoạt động này thường là Trade Marketing Team sẽ đảm nhận. BTL liên quan tới Trade Marketing , tác động vào 2 đối tượng là shopper (người mua hàng) và retailer (nhà bán lẻ). Trade Marketing là một phân ngành khá mới mẻ, xuất hiện tại các tập đoàn hàng đầu ch

Shopper marketing

Shopper marketing là một quan niệm tiếp thị mới. Quan niệm này lấy người đi mua hàng (shopper) làm đối tượng mục tiêu để nghiên cứu, tìm kiếm cách thức truyền thông nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi hành vi tiêu dùng thành hành vi xem và ra quyết định chọn mua. Shopper marketing tạo nên toàn bộ trải nghiệm mua sắm cho những người mua hàng tiềm năng tại từng điểm bán hàng cụ thể, từ đó tìm kiếm lợi nhuận từ mỗi dịp bán hàng, mỗi cơ hội thuyết phục khách hàng tiềm năng trước, trong và sau khi họ trải nghiệm mua sắm. Shopper marketing là một nỗ lực tiếp cận hoàn hảo để hoạt động tiếp thị có hiệu quả hơn tại điểm bán, bao gồm cả việc thu hút người dùng (consumer) đến với cửa hàng và biến người đi mua (shopper) thành người mua (buyer). Mua hàng là một hành trình biến đổi từ khi có nhu cầu đến khi mua hàng. Hành trình này diễn ra ở tất cả các kênh giao tiếp online lẫn offline, bao gồm: hoạt động truyền thông, đóng gói bao bì, trưng bày giới thiệu sản phẩm, tư vấn thuyết phục mua, trải nghiệm sả

Point Of Sales Material viết tắt POSM

Point Of Sales Material (viết tắt POSM) là các vật dụng giới thiệu về thương hiệu, mục đích nhằm hỗ trợ bán hàng tại các điểm bán lẽ, nhãn hàng tiêu dùng. Chúng ta có thể nhìn thấy POSM qua các hình ảnh: cờ dây, standee, hanger, woobber, kệ trưng bày, kệ mica, kệ chứa hàng… Bên cạnh đó POSM thể hiện được thông tin mà nhà cung cấp muốn gởi đến cho khách hàng thông qua sự thẩm mỹ về bao bì, chính sách khuyến mãi, thông tin sản phẩm. Điều đó nhấn mạnh một phần chiến lược truyền thông quảng cáo để nâng cao năng suất bán hàng, gây sự chú ý của người tiêu dùng.