Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Production

IP address (Internet Protocol)

IP address – Địa chỉ IP (Internet Protocol): Mỗi hệ thống kết nối với Internet có một địa chỉ IP riêng và duy nhất bao gồm các con số được biểu diễn dưới dạng xxx.xxx.xxx.xxx (trong đó x biểu thị các chữ số từ 0 đến 255). Thông thường, người dùng Internet chỉ sử dụng các tên miền thay cho địa chỉ IP bởi địa chỉ IP đã được máy chủ tên miền (Domain Name Server) quản lý.

Integrated Services Digital Network viết tắt ISDN

Integrated Services Digital Network (viết tắt ISDN) – Mạng dịch vụ số tích hợp: Là một mạng kỹ thuật số có thể truyền với băng thông 128.000 bit/giây theo đường điện thoại thông thường với chi phí chỉ tương đương chi phí cho một cuộc điện thoại.

Internet Service Provider viết tắt ISP

Internet Service Provider (viết tắt ISP) – Nhà cung cấp dịch vụ Internet: ISP giúp bạn truy cập được Internet. Nếu bạn có chương trình truy cập quay số, modem của máy tính sẽ tự động quay số điện thoại của ISP, sau đó nối với Internet và cho phép bạn sử dụng email. Nếu ISP cung cấp dịch vụ dây cáp thì đương nhiên bạn có thể truy cập Internet 24 tiếng một ngày.

Internet Backbone

Internet Backbone – Mạng xương sống Internet: Mạng lưới siêu nhanh này phủ khắp trên thế giới từ thủ đô này đến thủ đô khác. Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp hệ thống này. Các công ty và các tổ chức sử dụng hình thức liên kết này để truyền dữ liệu nhanh (khoảng 45 megabite trong một giây). Các công ty và các tổ chức liên kết với nhau tại điểm cụ thể gọi là điểm truy cập. ISP (Internet Service Provider) liên kết với Internet Backbone thông qua đường truyền để truyền dữ liệu. Hãy chắc chắn rằng nơi bạn thuê máy chủ có ít nhất đường DS3 (45 Mbps) hay OC3 (155 Mbps) tới Internet BackBone. Bạn có thể nhấn vào đây để tham khảo chi tiết mạng sương sống Internet.

Internet Network Information Center viết tắt InterNIC

Internet Network Information Center (viết tắt InterNIC) – Trung tâm thông tin mạng Internet: Tổ chức chịu trách nhiệm nhận đăng ký và duy trì các tên miền .com, .edu, .gov, .net, và .org. InterNic chịu sự quản lý của Network Solutions Inc. Đây chính là nơi bạn đến để đăng ký tên miền cho riêng mình. Việc đăng ký tên miền rất đơn giản, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đăng ký trực tiếp tại Network Solutions hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký tên miền của chúng tôi.

Handheld Device Markup Language viết tắt HDML

Handheld Device Markup Language (viết tắt HDML) – Ngôn ngữ đánh dấu cho thiết bị cầm tay: Một phiên bản của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML, được phát triển bởi công ty Unwired Planet để sử dụng trên các màn hình nhỏ của các máy điện thoại di động, máy hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số và máy nhắn tin. Ngôn ngữ này vẫn sử dụng giao thức truyền siêu văn bản HTTP (Hypertext Transfer Protocol) và tương thích với các máy chủ Web.

HTTP và HTTPS (Secure Hypertext Transfer Protocol)

HTTP –  Giao thức HTTP: Là một giao thức dạng “chuyển tác” khi trình duyệt khách gửi yêu cầu đến máy chủ, máy chủ chấp nhận yêu cầu, nếu có thể và gửi tín hiệu đáp tới máy khách. HTTPS (Secure Hypertext Transfer Protocol) – Giao thức truyền siêu văn bản an toàn: Là một giao thức web, áp dụng chuẩn SSL (Secure Socket Layer) của Netscape Communication để mã hoá dữ liệu gửi từ người dùng tới máy chủ web – máy chủ an toàn – và giải mã dữ liệu ở phía người dùng trong quá trình truyền thông HTTP thông thường. Những hỗ trợ cho HTTPS đều được xây dựng trên các trình duyệt Netscape Navigator và Microsoft Internet Explorer.

GIF Files

GIF File s: File GIF là loại file đồ hoạ phổ biến nhất trên Internet. Những file này bị nén xuống để tạo khoảng không tối thiểu và có thể được tải xuống nhanh hơn các file khác. File GIF thông thường được sử dụng để: – Tạo nền – Hiển thị banner – Quảng cáo

File Transfer Protocal viết tắt FTP

File Transfer Protocal (viết tắt FTP) – Giao thức truyền file: FTP cho phép bạn nhập và tải các file. Trước đây FTP là phương pháp duy nhất nhưng hiện nay còn có một số phương pháp khác đơn giản hơn như phương pháp gửi kèm cùng email, file “pdf” và file “html”. Sử dụng FTP để “upload” các file đến website của bạn.

Form hoặc Form tag

Form hoặc Form tag: Form tags là những thẻ “html” đặc biệt cho phép bạn xây dựng các form trên trang web. Cụ thể, khi khách hàng điền vào form của bạn, nhập các thông tin mà bạn yêu cầu. Sau đó, nhấn nút “Submit” hay “Order now”, chương trình CGI script sẽ tiếp nhận dữ liệu, xử lý chúng và chuyển đến cho bạn. Form dạng như thế được gọi là HTML-to-CGI Response Form, hay nói cách khác là Response Form. Khi Response Form được thiết kế để tạo ra một mẫu đặt hàng, được gọi là MWR (Most Wanted Response) Form hay một form đặt hàng.

Flash

Flash : Là phần mềm đồ hoạ hoạt hình của Macromedia cho phép các đồ hoạ flash có thể đọc được trên mọi trình duyệt. Ưu điểm của loại hình đồ hoạ này là thời gian tải nhanh.

Web Services

Web Services – Dịch vụ Web: Cách thức được chuẩn hoá, sử dụng XML và các chuẩn mở SOAP, WSDL và UDDI để tích hợp các ứng dụng trên nền Web trong các mạng sử dụng giao thức IP. XML được sử dụng để miêu tả và thể hiện dữ liệu, SOAP để truyền dữ liệu, WSDL và UDDI để miêu tả và liệt kê các dịch vụ sẵn có. Dịch vụ Web là một phương tiện giúp các doanh nghiệp có thể truyền thông với nhau, cũng như với các khách hàng của họ mà không phụ thuộc vào đặc thù của hệ thống IT phía sau bức tường lửa (firewall) của mỗi bên.

Microsoft Visual Studio

Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp ( IDE ) từ Microsoft. Nó được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, cũng như các trang web, các ứng dụng web và các dịch vụ web. Visual Studio sử dụng nền tảng phát triển phần mềm của Microsoft như Windows API, Windows Forms, Windows Presentation Foundation, Windows Store và Microsoft Silverlight. Nó có thể sản xuất cả hai ngôn ngữ máy và mã số quản lý. Visual Studio bao gồm một trình soạn thảo mã hỗ trợ IntelliSense cũng như cải tiến mã nguồn. Trình gỡ lỗi tích hợp hoạt động cả về trình gỡ lỗi mức độ mã nguồn và gỡ lỗi mức độ máy. Công cụ tích hợp khác bao gồm một mẫu thiết kế các hình thức xây dựng giao diện ứng dụng, thiết kế web, thiết kế lớp và thiết kế giản đồ cơ sở dữ liệu. Nó chấp nhận các plug-in nâng cao các chức năng ở hầu hết các cấp bao gồm thêm hỗ trợ cho các hệ thống quản lý phiên bản (như Subversion) và bổ sung thêm bộ công cụ mới như biên tập và thiết kế trực quan cho các miền n

PHP Designer

Nếu bạn đã sử dụng Visual Studio thì PHP Designer sẽ là một ứng cử viên thích hợp cho việc thiết kế web. Các tính năng của PHP Designer: Dễ dàng quản lý project. Hỗ trợ HTML 5, CSS 3 và JavaScript AUTOCOMPLETE. Debug PHP với Xdebug. Xem trước trang web trên tình duyệt . Hỗ trợ các framework của PHP và JavaScrip. Thao tác với file qua FTP / SFTP. Giao diện thân thiện.

Zend Studio

Zend Studio được thiết kế tích hợp điện toán đám mây bên trong. Nó cho phép bạn code bằng cách sử dụng Cloud phát triển trên phpcloud.com. Zend Studio giúp nâng cao năng suất với các tính năng làm việc nhóm, chẳng hạn như hỗ trợ cho quản lý cấu hình nguồn (Git, GitHub, CVS, SVN) và thiết lập dự án chia sẻ. Một số ưu điểm của Zend Studio Xây dựng các ứng dụng di động Tích hợp Zend Framework Hỗ trợ dịch vụ đám mây Tích hợp Zend Server

PhpStorm

PhpStorm là một IDE PHP chuyên nghiệp nhưng lại nhẹ nhàng và cực kỳ thông minh, tập trung vào hiệu quả năng suất của nhà phát triển, như am hiểu từng đoạn code của bạn. PhpStorm cung cấp bộ code completion thông minh, dể dàng điều hướng và kiểm tra lỗi nhanh chóng. PHPStorm hỗ trợ tốt các framework như Symfony, Drupal, Magento, Yii…Một lợi thế khác của PHP là Cross Platform có thể chạy được trên nhiều nền tảng khác nhau.

XCode

XCode là bộ phát triển phần mềm tích hợp được Apple phát triển chạy trên hệ điều hành Mac để phát lập trình viên có thể phát triển phần mềm chạy trên hệ điều hành Mac và iOS. Phiên bản đầu tiên của XCode được phát hành vào năm 2003 và phiên bản ổn định hiện tại là 6.1.1 được phát hành vào năm 2014. XCode được phát hành miễn phí cho người dùng Mac download thông qua chợ ứng dụng App Store.

Eclipse

Tương tự như Netbeans , Eclipse ban đầu cũng được phát triển nhằm hỗ trợ chủ yếu trong việc xây dựng các phần mềm viết bằng ngôn ngữ Java. Tuy nhiên thông qua việc cài đặt thêm các trình cắm (hay Plugin) thì Eclipse còn có thể hỗ trợ phát triển phầm mềm viết bằng các ngôn ngữ khác như C, C++, Python, Ruby, PHP , R…. Eclipse Foundataion là công ty đứng đằng sau hỗ trợ phát triển Eclipse IDE . Tương tự như Netbeans, Eclipse IDE cũng hỗ trợ nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau như Windows, MacOS là Linux. Eclipse IDE là phần mềm miễn phí và được phát hành theo giấy phép GPL license.

Netbeans IDE

Netbeans IDE là phần mềm IDE miễn phí được tạo ra bởi Sun Microsystems và phiên bản mới nhất của Netbeans tính tới thời điểm bài viết này được công bố trên hoclaptrinh.org là phiên bản 8.1. Netbeans IDE được phát triển mới mục đích ban đầu chủ yếu để giúp các lập trình viên xây dựng ứng dụng Java tuy nhiên sau đó nó đã được mở rộng để hỗ trợ sử dụng cho phát triển các ứng dụng PHP , C, C++ và HTML5 (bao gồm Javascript và CSS ). Netbeans có thể được cài đặt trên nhiều hệ điều hành khác nhau bao gồm Windows, MacOS và các bản phân phối phổ biến của Linux khác như Ubuntu hay Mint. Sau khi Oracle mua lại Sun Microsystems thì hiện nay Oracle đang là công ty đứng đằng sau hỗ trợ phát triển và xây dựng Netbeans. Mã nguồn của Netbeans được phát hành theo giấy phép GPL2.

Integrated Development Environment viết tắt là IDE

Integrated Development Environment (viết tắt là IDE): là phần mềm cung cấp cho các lập trình viên một môi trường tích hợp bao gồm nhiều công cụ khác nhau như chương trình viết mã lệnh hay code editor, chương trình sửa lỗi hay debugger, chương trình mô phỏng ứng dụng khi chạy thực tế hay simulator…. Nói cách khác thì IDE là một phần mềm bao gồm những gói phần mềm khác giúp phát triển ứng dụng phần mềm. Các IDE phổ biến đang được sử dụng gồm có Netbeans IDE , Eclipse , PhpStorm , XCode (sử dụng trên hệ điều hành MacOS để phát triển ứng dụng mobile)… Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số IDE phổ biến.