Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Digital Marketing

Bid Strategy

Bid Strategy – Chiến lược giá thầu: Chiến lược giá thầu của bạn về cơ bản là cách bạn thiết lập loại giá thầu của mình để trả cho việc người xem tương tác với quảng cáo của bạn.

Campaign Type

Campaign Type – Loại chiến dịch – loại chiến dịch để hiển thị quảng cáo của bạn. Bao gồm: “Search Network only” (chỉ hiển thị quảng cáo trên kết quả tìm kiếm của Google , Google mua sắm, Google Maps, Google Images và Google Groups, trang web tìm kiếm hợp tác với Google (đối tác tìm kiếm) như AOL) “Display Network only” (chỉ hiển thị quảng cáo trên các trang web của google như: Youtube, Blogger, Gmail và hàng ngàn trang web của Google trên internet. Chúng còn được gọi là AdSense) “Search Network with Display Select” (kết hợp của cả 2 loại trên) Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại chiến dịch “Shopping” và quảng cáo Video trên tài khoản adwords của mình.

Campaign

Campaign – Chiến dịch là nơi tập trung các nhóm quảng cáo (quảng cáo, từ khóa và giá thầu), ngân sách, vị trí hiển thị, thời gian hiển thị. Mỗi chiến dịch sẽ có ngân sách nhất định, nhờ đó mà bạn có thể quản lý các chiến dịch của mình với chi phí khác nhau. Bạn có thể chạy nhiều chiến dịch tại bất kỳ thời gian nào từ tài khoản Advertiser của bạn.

Affiliate marketing

Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng. Tiếp thị/quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn không sở hữu để đổi lấy một khoản hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng của bạn hoặc đường dẫn mà bạn đã tạo ra.

Alexa Rank

Alexa Rank – Một biện pháp ước tính dựa trên lưu lượng truy cập đến một trang web. Con số này càng thấp thì càng tốt. Ví dụ, một trang web có số lượng xếp hạng Alexa là 40, trang web đó sẽ có lưu lượng truy cập được xếp cao hơn 200.

Authority

Authority – Uy tín: đánh giá tổng thể về một trang web đã dựa trên một loạt các yếu tố như phổ biến như lưu lượng truy cập, backlink s, số lần chia sẻ của trang web của bạn được trên truyền thông xã hội. Một trang web phổ biến là một trang web có mức đánh giá uy tín cao.

Authority Site

Authority Site – Trang web uy tín : Một trang web có uy tín trong niche của nó cũng được tạo nên với số lượng người đánh giá trang web đó tuyệt vời và với nội dung hữu ích và tuyệt vời.

Authorship

Authorship – Quyền Tác giả Google được sử dụng để xác định các tác giả của một nội dung cụ thể trên web thông qua tiểu sử trên Google+ của họ và nội dung tự sáng tạo của họ.

Cache

Cache – Bộ nhớ cache: Các phiên bản tĩnh của các trang web động để giảm tải máy chủ, băng thông và tăng tốc độ trang.

Content Networks

Content Networks là nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google . Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords .

Veracity

Veracity là tính xác thực của dữ liệu. Với xu hướng Social ngày nay và sự gia tăng mạnh mẽ tính tương tác và chia sẻ của người dùng Mobile làm cho bức tranh xác định về độ tin cậy & chính xác của dữ liệu ngày một khó khăn hơn. Bài toán phân tích và loại bỏ dữ liệu thiếu chính xác và nhiễu đang là tính chất quan trọng của Big Data.

Variety

Variety là sự tăng lên về tính đa dạng của dữ liệu. Dữ liệu không chỉ ở dạng có cấu trúc, mà còn bao gồm rất nhiều kiểu dữ liệu phi cấu trúc nữa như video, hình ảnh, dữ liệu cảm biến, cũng như các file log. Dữ liệu của một doanh nghiệp hay một hệ thống thông tin ngày nay không còn đơn giản chỉ có một hoặc một vài loại dữ liệu nữa, mà tính đa dạng của nó cũng đang ngày càng tăng lên làm cho tính phức tạp của dữ liệu ngày càng phức tạp hơn.

Velocity

Velocity là sự tăng trưởng về mặt tốc độ. Bên cạnh sự tăng trưởng về khối lượng, tốc độ tăng trưởng của dữ liệu cũng tăng lên một cách chóng mặt. Một ví dụ đơn giản là trên các mạng xã hội đôi khi các thông báo cách đó vài giây (tweet, status,….) đã là cũ và không được người dùng quan tâm. Người dùng thường loại bỏ các tin nhắn cũ và chỉ chú ý đến các cập nhật gần nhất. Sự chuyển động của dữ liệu bây giờ hầu như là thực tế (real time) và tốc độ cập nhật thông tin đã giảm xuống đơn vị hàng mili giây.

Volume

Volume  là sự tăng trưởng về mặt khối lượng. Dữ liệu trong các hệ thống thông tin luôn luôn và không ngừng tăng lên về mặt kích thước (khối lượng). Chúng ta có thể tìm thấy dữ liệu trong các định dạng video, music, image lớn trên các kênh truyền thông xã hội. Khối lượng dữ liệu của một hệ thống thông tin có thể lên đến hàng Terabyte và Petabyte.

Made For Adsense viết tắt MFA

Made For Adsense – Thực hiện với Adsense (MFA) – Trang web được xây dựng đặc biệt để kiếm tiền với chương trình Google Adsense . Đây thường là các trang web có chất lượng kém với ít hoặc không có nội dung gốc. Các trang web MFA có thể sử dụng nội dung được sao chép hoặc “crawl” từ các trang web khác hoặc nội dung được tạo ra bởi máy tính. Mục đích là làm cho nội dung hướng đến các từ khóa AdSense trả tiền cao. Nhiều trang web MFA cũng có lợi nhuận từ việc chênh lệch. Tạo nội dung cho mục đích duy nhất để treo quảng cáo là vi phạm Điều khoản Dịch vụ của Google, “nội dung trang có liên quan hay không”.

Blacklist

Blacklist : Là một danh sách các tên miền và địa chỉ IP đã bị thông báo hoặc bị kết tội là gửi thư rác (Spamer) bởi các tổ chức thống kê các server gửi spam, gây trở ngại đến việc chuyển phát email . Các tổ chức này là phi lợi nhuận, không chịu ảnh hưởng của cơ quan hay chính phủ nào. Blacklist trong SEO là những website hoặc domain bị Google kết tội là Spam vì quá lạm dụng vào việc triển khai SEO Off-page với hình thức đi Backlink spam đại trà hàng loạt (đặc biệt dùng phần mềm). Nhiều trường hợp website/domain bị rơi vào backlist có thể do dùng chung server hoặc địa chỉ IP với 01 đơn vị khác được cho là đang spam. Có nhiều biện pháp để bắt IP spam: Nhận thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ (ISP/HP) Phản hồi từ người sử dụng khi nhận quá nhiều thư rác gửi tới Giăng bẫy (spam traps) bằng cách sử dụng nhiều email ngẫu nhiên. Nếu bạn gửi mail vào địa chỉ này sẽ bị đánh dấu là spam Các tổ chức này làm việc theo quy tắc riêng nên các nhà cung cấp dịch vụ không đánh giá cao. Một số tổ