Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn App

WS-Security

WS-Security  đây là một chuẩn an toàn bao trùm cho SOAP, nó được dùng khi muốn xây dựng những dịch vụ Web toàn vẹn và tin cậy. Toàn vẹn có nghĩa là khi có một giao dịch hay khi truyền thông tin, hệ thống và thông tin sẽ không bị chặn, giao dịch sẽ không bị mất cũng như không thể có người lấy cắp được dữ liệu trên đường truyền. WS-security được thiết kế mang tính mở nhằm hướng tới những mô hình an toàn khác bao gồm PKI, Kerberos và SSL. Nó cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho các cơ chế an toàn khác, nhiều khuôn dạng chữ ký và công nghệ mã hóa, đảm bảo sự an toàn, toàn vẹn thông điệp và tính tin cậy của thông điệp. Tuy nhiên, WS-security cũng chưa thể đảm bảo được tất cả yêu cầu về bảo mật và an toàn thông tin, nó chỉ là một trong những lớp của giải pháp an toàn cho dịch vụ Web. Tính toàn vẹn tạo ra một chữ ký số hóa XML dựa trên nội dung của thông điệp. Nếu dữ liệu bị thay đổi bất hợp pháp, nó sẽ không còn thích hợp với chữ ký số hóa XML đó. Chữ ký này được tạo ra dựa trên khóa mà người gửi t

Universal Description , Discovery and Intergration viết tắt UDDI

Universal Description , Discovery and Intergration viết tắt UDDI: Về cơ bản Universal Description, Discovery, and Intergration (UDDI) là một tập các quy tắc đăng ký và tìm kiếm thông tin các Web Service . Nó đóng vai trò như service broker cho phép người sử dụng dịch vụ tìm đúng nhà cung cấp dịch vụ cần tìm. UDDI hỗ trợ chức năng: Thực hiện tìm kiếm, định vị những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hay sản phẩm theo phần loại theo vùng địa lý. Thông tin về một nhà cung cấp dịch vụ bao gồm địa chỉ, thông tin liên lạc và các định danh. Thông tin kỹ thuật (Technical information) về Web service mà doanh nghiệp cung cấp (ví dụ như cách sử dụng dịch vụ được cung cấp). Để có thể sử dụng các dịch vụ, trước tiên client phải tìm dịch vụ, ghi nhận thông tin về cách sử dụng dịch vụ và biết được đối tượng cung cấp dịch vụ. UDDI định nghĩa một số thành phần cho biết trước các thông tin này để cho phép các client truy tìm và nhận lại những thông tin yêu cầu sử dụng web services. Muốn sử dụng đến các dịch

eXtensible Markup Language viết tắt XML

eXtensible Markup Language viết tắt XML : Là một chuẩn mở do W3C đưa ra cho cách thức mô tả dữ liệu, nó được sử dụng để định nghĩa các thành phần dữ liệu trên trang web và cho những tài liệu B2B . Về hình thức, XML hoàn toàn có cấu trúc thẻ giống như ngôn ngữ HTML nhưng HTML định nghĩa thành phần được hiển thị như thế nào thì XML lại định nghĩa những thành phần đó chứa cái gì. Với XML, các thẻ có thể được lập trình viên tự tạo ra trên mỗi trang web và được chọn là định dạng thông điệp chuẩn bởi tính phổ biến và hiệu quả mã nguồn mở. Do dịch vụ Web là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau nên nó sử dụng các tính năng và đặc trưng của các thành phần đó để giao tiếp. XML là công cụ chính để giải quyết vấn đề này và là kiến trúc nền tảng cho việc xây dựng một dịch vụ Web, tất cả dữ liệu sẽ được chuyển sang định dạng thẻ XML. Khi đó, các thông tin mã hóa sẽ hoàn toàn phù hợp với các thông tin theo chuẩn của SOAP hoặc XML-RPC và có thể tương tác với nhau trong một thể thống nhất.

Web Service Description Language viết tắt WSDL

Web Service Description Language viết tắt WSDL,  định nghĩa cách mô tả dịch vụ Web theo cú pháp tổng quát của XML, bao gồm các thông tin: Tên dịch vụ Giao thức và kiểu mã hóa sẽ được sử dụng khi gọi các hàm của dịch vụ Web Loại thông tin: thao tác, tham số, những kiểu dữ liệu (có thể là giao diện của dịch vụ Web cộng với tên cho giao diện này). Một WSDL hợp lệ gồm hai phần: phần giao diện (mô tả giao diện và phương thức kết nối) và phần thi hành mô tả thông tin truy xuất CSDL. Cả hai phần này sẽ được lưu trong 2 tập tin XML tương ứng là tập tin giao diện dịch vụ và tập tin thi hành dịch vụ. Giao diện của một dịch vụ Web được miêu tả trong phần này đưa ra cách thức làm thế nào để giao tiếp qua dịch vụ Web. Tên, giao thức liên kết và định dạng thông điệp yêu cầu để tương tác với dịch vụ Web được đưa vào thư mục của WSDL. WSDL thường được sử dụng kết hợp với XML schema và SOAP để cung cấp dịch vụ Web qua Internet. Một client khi kết nối tới dịch vụ Web có thể đọc WSDL để xác định những c

Simple Object Access Protocol viết tắt SOAP

Simple Object Access Protocol viết tắt SOAP – Một tiêu chuẩn của W3C , là giao thức sử dụng XML để định nghĩa dữ liệu dạng thuần văn bản (plain text) thông qua HTTP . SOAP là cách mà Web Service sử dụng để truyền tải dữ liệu. Vì dựa trên XML nên SOAP là một giao thức không phụ thuộc platform cũng như bất kì ngôn ngữ lập trình nào. Một thông điệp SOAP được chia thành hai phần là header và body. Phần header chỉ ra địa chỉ Web Service, host, Content-Type, Content-Length tương tự như một thông điệp HTTP.

Web Serivce

Web Serivce là một công nghệ cho phép client truy xuất để thực hiện mọi tác vụ như một Web Application. Về bản chất, Web service dựa trên XML và HTTP , trong đó XML làm nhiệm vụ mã hóa và giải mã dữ liệu và dùng SOAP để truyền tải. Web Service không phụ thuộc vào platform nào, do đó bạn có thể dùng Web Service để truyền tải dữ liệu giữa các ứng dụng hay giữa các platform.

File Transfer Protocal viết tắt FTP

File Transfer Protocal (viết tắt FTP) – Giao thức truyền file: FTP cho phép bạn nhập và tải các file. Trước đây FTP là phương pháp duy nhất nhưng hiện nay còn có một số phương pháp khác đơn giản hơn như phương pháp gửi kèm cùng email, file “pdf” và file “html”. Sử dụng FTP để “upload” các file đến website của bạn.

Web Services

Web Services – Dịch vụ Web: Cách thức được chuẩn hoá, sử dụng XML và các chuẩn mở SOAP, WSDL và UDDI để tích hợp các ứng dụng trên nền Web trong các mạng sử dụng giao thức IP. XML được sử dụng để miêu tả và thể hiện dữ liệu, SOAP để truyền dữ liệu, WSDL và UDDI để miêu tả và liệt kê các dịch vụ sẵn có. Dịch vụ Web là một phương tiện giúp các doanh nghiệp có thể truyền thông với nhau, cũng như với các khách hàng của họ mà không phụ thuộc vào đặc thù của hệ thống IT phía sau bức tường lửa (firewall) của mỗi bên.

Zend Studio

Zend Studio được thiết kế tích hợp điện toán đám mây bên trong. Nó cho phép bạn code bằng cách sử dụng Cloud phát triển trên phpcloud.com. Zend Studio giúp nâng cao năng suất với các tính năng làm việc nhóm, chẳng hạn như hỗ trợ cho quản lý cấu hình nguồn (Git, GitHub, CVS, SVN) và thiết lập dự án chia sẻ. Một số ưu điểm của Zend Studio Xây dựng các ứng dụng di động Tích hợp Zend Framework Hỗ trợ dịch vụ đám mây Tích hợp Zend Server

XCode

XCode là bộ phát triển phần mềm tích hợp được Apple phát triển chạy trên hệ điều hành Mac để phát lập trình viên có thể phát triển phần mềm chạy trên hệ điều hành Mac và iOS. Phiên bản đầu tiên của XCode được phát hành vào năm 2003 và phiên bản ổn định hiện tại là 6.1.1 được phát hành vào năm 2014. XCode được phát hành miễn phí cho người dùng Mac download thông qua chợ ứng dụng App Store.

Eclipse

Tương tự như Netbeans , Eclipse ban đầu cũng được phát triển nhằm hỗ trợ chủ yếu trong việc xây dựng các phần mềm viết bằng ngôn ngữ Java. Tuy nhiên thông qua việc cài đặt thêm các trình cắm (hay Plugin) thì Eclipse còn có thể hỗ trợ phát triển phầm mềm viết bằng các ngôn ngữ khác như C, C++, Python, Ruby, PHP , R…. Eclipse Foundataion là công ty đứng đằng sau hỗ trợ phát triển Eclipse IDE . Tương tự như Netbeans, Eclipse IDE cũng hỗ trợ nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau như Windows, MacOS là Linux. Eclipse IDE là phần mềm miễn phí và được phát hành theo giấy phép GPL license.

Netbeans IDE

Netbeans IDE là phần mềm IDE miễn phí được tạo ra bởi Sun Microsystems và phiên bản mới nhất của Netbeans tính tới thời điểm bài viết này được công bố trên hoclaptrinh.org là phiên bản 8.1. Netbeans IDE được phát triển mới mục đích ban đầu chủ yếu để giúp các lập trình viên xây dựng ứng dụng Java tuy nhiên sau đó nó đã được mở rộng để hỗ trợ sử dụng cho phát triển các ứng dụng PHP , C, C++ và HTML5 (bao gồm Javascript và CSS ). Netbeans có thể được cài đặt trên nhiều hệ điều hành khác nhau bao gồm Windows, MacOS và các bản phân phối phổ biến của Linux khác như Ubuntu hay Mint. Sau khi Oracle mua lại Sun Microsystems thì hiện nay Oracle đang là công ty đứng đằng sau hỗ trợ phát triển và xây dựng Netbeans. Mã nguồn của Netbeans được phát hành theo giấy phép GPL2.

Integrated Development Environment viết tắt là IDE

Integrated Development Environment (viết tắt là IDE): là phần mềm cung cấp cho các lập trình viên một môi trường tích hợp bao gồm nhiều công cụ khác nhau như chương trình viết mã lệnh hay code editor, chương trình sửa lỗi hay debugger, chương trình mô phỏng ứng dụng khi chạy thực tế hay simulator…. Nói cách khác thì IDE là một phần mềm bao gồm những gói phần mềm khác giúp phát triển ứng dụng phần mềm. Các IDE phổ biến đang được sử dụng gồm có Netbeans IDE , Eclipse , PhpStorm , XCode (sử dụng trên hệ điều hành MacOS để phát triển ứng dụng mobile)… Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số IDE phổ biến.

Software Development Kit viết tắt SDK

Software Development Kit (viết tắt SDK) là một thuật ngữ được Microsoft, Sun Microsystems và một số công ty khác sử dụng – một bộ công cụ phát triển phần mềm. SDK bao gồm một hoặc nhiều API , programming tools, documentation và một số thứ cần thiết khác để có thể tạo ra các ứng dụng cho các gói phần mềm hoặc các nền tảng thông qua một ngôn ngữ lập trình nào đó như (Java, C#, C++, Objective-C, …). Phân loại SDK – Android SDK: bộ công cụ phát triển ứng dụng trên nền tảng android – Windows SDK: bộ công cụ phát triển ứng dụng chạy trên nền tảng Windows – Java SDK: hay nói cách khác là JDK là một tập con mở rộng của SDK hay nói cách khác JDK là SDK for Java hoặc Java SDK. . Bộ công cụ này bao gồm các tool hữu ích để xây dựng và phát triển các Applications, Applets và Components viết bằng ngôn ngữ lập trình Java (không dùng ngôn ngữ khác như C, C++, v.v…)

Full stack

Thường thì không có một sự phân biệt rõ ràng trắng đen giữa phát triển front-end và back-end . “Các lập trình viên front-end thường cần phải tìm hiểu thêm những kỹ năng back-end, và ngược lại, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế hiện nay,” Matranga nói. “Các lập trình viên cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau và có kiến thức tổng hợp.” Khái niệm lập trình viên full stack là vai trò đã được phổ biến cách đây 4 năm bởi bộ phận kỹ thuật của Facebook. Ý tưởng là một lập trình viên full stack có thể làm việc liên chức năng trên “stack” công nghệ, tức là cả front end lẫn back-end.

Back-end viết tắt BE

Back-end viết tắt BE của một trang web bao gồm một máy chủ, một ứng dụng, và một cơ sở dữ liệu. Một lập trình viên back-end xây dựng và duy trì công nghệ mà sức mạnh của những thành phần đó, cho phép phần giao diện người dùng của trang web có thể tồn tại được. Các lập trình viên back-end sử dụng những công cụ này để tạo ra hoặc đóng góp vào các ứng dụng web với code sạch, portable, và được viết tài liệu chu đáo. Nhưng trước khi viết code, họ cần phối hợp với bên liên quan về nghiệp vụ để hiểu những nhu cầu cụ thể, sau đó chuyển thành những yêu cầu kỹ thuật và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất cho việc kiến trúc công nghệ.

Front-end viết tắt FE hay client-side

Front-end hay  client-side: liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của Internet mà không phải tất cả mọi người đều có thể hiểu được. Trước đây, vài trò này được biết tới, với các tên khác như: người viết web, thiết kế giao diện website , viết mã xử lý… Internet hiện nay phát triển rất mạnh, nhưng các việc chính để xây dựng web vẫn như vậy, cũng gồm viết mã HTML , CSS , JavaScript . Công việc này yêu cầu cả về kiến thức lập trình và khiếu thẩm mỹ để tạo nên những trang web đẹp, tiện dụng. Đối với nhiều người, lập trình viên Front-End là những người làm ra giao diện đẹp cho trang web. Tất nhiên, nói như vậy cũng đúng, bởi vì nhiệm vụ của người làm web là phải làm cho nó nhìn đẹp bắt mắt với người xem. Tuy nhiên, rất nhiều công nghệ trong lĩnh vực Front-End này mà nhiều lập trình viên bỏ qua hoặc không xem trọng nó.

Programmer

Programmer cung cấp chính xác các logic tới coder để các coder viết code yêu cầu máy tính làm việc theo yêu cầu. Nếu các coder mắc một vài lỗi trong khi code nó, chương trình sẽ lỗi, không thực hiện được các hành vi mong muốn. Nếu các coder hoàn thành nó và chương trình hoạt động không như mong muốn, các Programmer đã mắc lỗi ở trường hợp này. Nếu bạn có 1 vấn đề rõ ràng nhưng không có giải pháp rõ ràng, bạn cần một ‪Programer để giải quyết vấn đề, sau đó code. (Giải quyết vấn đề + code). Là người phát triển sản phẩm.

Coder

Về cơ bản Coder chỉ viết các mã lệnh logic với ngôn ngữ lập trình trong phạm vi yêu cầu mà anh ấy không cần biết logic của chương trình. Có người sẽ định nghĩa các business logic, Flowchart cho các business logic và cung cấp cho các Coder. Nói cách khác nếu bạn có 1 vấn đề rõ ràng và 1 giải pháp rõ ràng được mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc mã giả, bạn cần 1 ‪coder để chuyển chúng sang ngôn ngữ của máy tính. Anh ta chỉ code.

Engineer

Engineer là một thuật ngữ được sử dụng ở cấp cao nhất so với mọi người đã được nhắc tới trước đó với các hoạt động như thiết kế (business level) và bảo trì. Bao gồm là Developer và giải quyết hiệu quả các vấn đề khó khăn, dự đoán các vấn đề phát sinh không tưởng.