Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn App

Developer

Developer là người không chỉ code mà tham gia vào tất cả các giai đoạn của SDLC (Software Development Life Cycle – Quy trình phát triển phần mềm). Nếu bạn cảm thấy mình có vấn đề cần giải quyết nhưng không thể định nghĩa nó rõ ràng được, bạn cần 1 ‪‎Developer để giúp bạn tìm ra vấn đề trước, sau đó xử lý nó. (Phân tích + Giải quyết Vấn Đề + Code) . Là người viết code và phát triển sản phẩm.

User Interface viết tắt UI

User Interface (viết tắt UI) – Giao diện người dùng là giao diện giữa người-dùng-cuối của một ứng dụng và phần mềm đằng sau nó. Trong một chiếc smartphone, màn hình người dùng của ứng dụng như Google Maps hay Facebook, thông qua đó người dùng có thể đưa vào thông tin và nhận phản hồi, đó chính là giao diện người dùng. Các nhà thiết kế website , nhà phát triển ứng dụng và kinh doanh thương mại điện tử dành nhiều quan tâm đến việc hiểu được yêu cầu của người dùng – chẳng hạn như họ muốn điều hướng như thế nào, menu yêu cầu có những gì – trước khi đi vào thiết kế UI cho ứng dụng của họ. Toàn bộ quá trình thu thập yêu cầu người dùng, đặt những yếu tố khác nhau của phần mềm và tạo ra một giao diện người dùng hiệu quả được gọi là thiết kế giao diện người dùng (UI design). Các thành phần của UI Design Bố cục Màu sắc Kiểu chữ Đồ họa

User Experience viết tắt là UX

User Experience (viết tắt là UX ) – Trải nghiệm người dùng là cách một người cảm nhận khi giao tiếp với một hệ thống. Hệ thống có thể là một trang web, một ứng dụng web hoặc phần mềm máy tính, và trong bối cảnh hiện đại, thường được biểu hiện bằng một số hình thức tương tác giữa con người – máy tính ( Human-Computer Interaction viết tắt HCI). Những người làm việc về UX (gọi là nhà thiết kế UX ) nghiên cứu và đánh giá cách người dùng cảm nhận về một hệ thống, nhìn vào những vấn đề như tính dễ sử dụng, cách nhận thức về giá trị của hệ thống, tính tiện ích, sự hiệu quả khi thực hiện các tiến trình,…

Application Programming Interface viết tắt API

Application Programming Interface (viết tắt API) (giao diện lập trình ứng dụng). Nó là 1 giao tiếp phần mềm được dùng bởi các ứng dụng khác nhau. Cũng giống như bàn phím là một thiết bị giao tiếp giữa người dùng và máy tính, API là 1 giao tiếp phần mếm chẳng hạn như giữa chương trình và hệ điều hành (HĐH). Bộ API của từng HĐH là khác nhau, làm cho các HĐH khác nhau và thường không tương thích với nhau. Ví dụ những phần mềm trên HĐH linux không thể chạy được trên máy Windows bởi vì Linux và Windows có các API hòan tòan khác nhau.

Privacy Policy

Privacy Policy –  Chính sách bảo mật: Là một mô tả rõ ràng về chính sách của một website hoặc một công ty về việc sử dụng thông tin thu thập được từ người dùng và những gì các công ty/website đó được làm cũng như không được làm với những thông tin mà họ thu thập được.

Google Analytic

Google Analytic là một công cụ phân tích Website hết sức tin cậy và được cung cấp bởi Google. Đây được xem là công cụ rất hiệu quả dành cho những Webmaster và những người làm SEO khi muốn thông kê, phân tích những thông tin về website của mình. Google Analytic bao gồm những chức năng: Dash Board : Là trang thông tin chung thống kê những thông số về website của bạn, bạn có thể tùy biến trang Dash Board này để hiện những thông tin mà bạn quan tâm. Visitors : Tất cả những thông tin đến từ người truy cập vào website của mình, thông tin này giúp bạn thống kê số lượng người truy cập vào website tăng hay giảm để từ đó có những bước chỉnh sửa nội dung thu hút hơn. Traffic Sources : Phần này thống kê nguồn truy cập vào website của bạn đến từ đâu, được truy cập từ những website nào. Đối với việc làm SEO, những thông tin này có thể giúp thống kê được nguồn back-link từ đâu. Content : Các báo cáo trong phần này sẽ tập trung vào nội dung thông tin trên website của bạn, phần nào được ghé thăm nhiề